Sự cố Galaxy Note 7 cháy nổ, hơn cả một thảm hoạ
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự cố cháy nổ của dòng sản phẩm Galaxy Note 7 chính là thất bại cay đắng nhất của làng nghệ năm nay. Càng đau lòng hơn khi sau khoảng 2 tuần bán ra, doanh số của máy đang là rất tốt và liên tục phá vỡ nhiều kỷ lục.
Thế nhưng, khi đang trong giai đoạn thành công nhất, chỉ 3 tuần sau ngày máy chính thức được mở bán, mọi chuyện đã diễn ra theo cách không thể tồi tệ hơn. Những vụ cháy nổ liên quan đến Note 7 xảy ra ở nhiều nơi với số lượng cứ thế tăng dần. Để rồi nhà sản xuất này đã phải đưa ra quyết định khó khăn nhất trong lịch sử của họ, triệu hồi đổi mới toàn bộ dòng máy Galaxy Note 7 trên toàn cầu.
Galaxy Note 7 còn được ví von như một gã khủng bố râu rậm, có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Vận đen vẫn chưa ngừng đeo bám Samsung. Những chiếc Note 7 sau đổi mới vẫn tiếp tục phát nổ. Điều này đã dẫn đến việc cả dòng máy chủ lực Galaxy Note 7 bị ngưng sản xuất. Samsung thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Tên lửa Space X nổ tung, tan tành giấc mơ Facebook
Bên cạnh sự cố của Galaxy Note 7 còn có một vụ nổ khác kinh hoàng hơn. Đó là sự cố phát nổ của chiếc tên lửa Falcon 9 ngay trên bệ phóng. Tai nạn xảy ra lúc 9 giờ 07 sáng 1/9 (giờ Florida, Mỹ) khi khoang chứa ô xy lỏng ở tầng trên cùng của tên lửa đẩy phát nổ lúc SpaceX đang thử nghiệm động cơ tên lửa. Vụ nổ tạo ra quả cầu lửa khổng lồ khiến cả tên lửa lẫn vệ tinh Amos-6 trị giá 95 triệu USD của Facebook tan thành tro bụi.
Có một điều kỳ lạ là dựa theo những tiếng nổ ở hiện trường xảy ra sự cố, âm thanh phát ra rất khác sóng xung kích đến từ một vụ nổ. Một vụ cháy nhanh gây ra sóng bùng cháy ở dưới tốc độ âm thanh kèm theo âm thanh "whoosh" đặc trưng trong khi sóng xung kích từ vụ nổ có tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh và gắn liền với tiếng nổ cực lớn. Bên cạnh đó, áp suất mạnh tạo ra bởi một vụ nổ gần như là dội tới ngay lập tức và tạo ra nhiều thiệt hại hơn vụ cháy.
Vật thể bay không xác định xuất hiện ngay thời khắc Falcon 9 phát nổ.
Sự cố đã khiến vệ tinh Amos-6 của Facebook không thể nào sửa chữa được nữa. Đây là một phần trong kế hoạch phủ sóng internet toàn cầu (internet.org) của ông chủ Facebook Mark – Zuckerberg.
Donal Trump lên ngôi và nỗi lo iPhone tăng giá
Việc Donal Trump sắp chính thức trở thành Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một sự kiện chính trị lớn. Do vậy, nó đem đến một sức tác động khủng khiếp đối với ngành công nghệ toàn cầu. Thế nhưng mọi chuyện đã chẳng rắc rối đến như vậy nếu không có sự xuất hiện đầy bất ngờ của cái tên Donal Trump, người được biết đến như kẻ thù của làng công nghệ.
Cả nước Mỹ sẽ rơi vào tay một người chỉ biết gõ phím mổ cò.
Donal Trump có hiểu biết rất hạn chế về máy tính và các thiết bị di động. Ông cũng không biết xài máy tính và gần như chẳng bao giờ sử dụng mail. Thế nhưng chẳng hề khó hiểu khi người đàn ông này quyết định phá vỡ các quy tắc truyền thống và đưa làng công nghệ vào trong một nề nếp mới.
Có lẽ vì thế mà một trong những điều đầu tiên được Trump thực hiện là gạ gẫm Tim Cook – CEO của Apple. Trump muốn những chiếc iPhone được đưa về sản xuất tại Hoa Kỳ thay vì các nhà máy ở Trung Quốc. Muốn điều đó thực hiện cũng rất đơn giản thôi, chỉ cần tăng giá iPhone (vì giá nhân công tại Mỹ rất cao) và người tiêu dùng chính là những người lãnh đủ.
Khi Donal Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, liệu internet có bị đóng cửa? Liệu Google có “sập tiệm” vì một lý do giời ơi đất hỡi hay Facebook có bị “treo niêu” chỉ vì một lời bình luận thiếu tôn trọng Donal Trump? Sẽ chẳng ai có thể trả lời câu hỏi đó bởi suy nghĩ của Donal Trump đơn giản là rất khác người.
Nokia phải làm gì để không bị “đá đít” khỏi làng di động?
(Techz.vn) Nokia sẽ quay trở lại thị trường smartphone với những mẫu máy khủng. Thế nhưng thương hiệu này còn cả ti tỉ việc phải làm nếu không muốn tiếp tục bị “bật bãi” khỏi thị trường di động.