Nhịp sống số

2012 : Viễn thông ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương sẽ diễn ra như thế nào?

Những dự báo về năm 2012 gồm nhiều dự báo trong đó có những thông tin chiều sâu phân tích đối với cơ hội kinh doanh và và những mô hình kinh doanh mới xuyên suốt giữa ngành viễn thông và các ngành công nghiệp khác.

<></>

Ảnh minh họa

Dự báo Viễn thông Đông Nam Á và Châu Đại Dương sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2012, ông Arun Bansal, Phụ trách Ericsson khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương chia sẻ những nhận định về xu thế chính của ngành viễn thông trên thị trường, cho biết: "Dựa trên kinh nghiệm triển khai mạng toàn khu vực, những nghiên cứu trên toàn cầu, những phân tích nội bộ và những nguồn tham khảo khách quan, chúng tôi xác định 10 xu hướng chính trong năm 2012 đối với thiết bị, hệ thống mạng viễn thông và các ứng dụng."

<>1.</> <>Các nhà mạng cần áp dụng mô hình kinh doanh băng rộng di động mới để đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận.</> Những mô hình kinh doanh truyền thống dựa trên mức giá, tốc độ, dung lượng đã trở nên bớt đi hiệu quả. Ngành viễn thông sẽ học cách áp dụng những mô hình thương mại thành công mà các ngành khác như tài chính và hàng không.

<>2.</> <>Các nhà mạng sẽ cung cấp nhiều hơn các dịch vụ điện toán đám mây.</> Các nhà mạng sẽ tận dụng lợi thế và ưu việt của mình trong lĩnh vực quản lý vận hành mạng để tạo nên những sản phẩm điện toán đám mây hiệu quả. Các nhà mạng viễn thông có 3 vai trò chính là quản lý việc kết nối điện toán đám mây, cung cấp các tính năng trên nền tảng điện toán đám mây và quan trọng nhất là phát huy các cơ sở hạ tầng mạng hiện có để đảm bảo các dịch vụ liên quan đến điện toán đám mây được cung cấp tốt.

<>3.</> <>Sự hợp tác trong các dịch vụ hội tụ:</> cuộc tranh luận về việc cung cấp nội dung trên các loại màn hình giữa các nhà mạng viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ trên nền mạng viễn thông (Over-the-top - OTT) sẽ tiếp tục diễn ra nhưng sẽ xuất hiện một cách thức hợp tác để phát huy tối đa các tính năng của mạng nhằm tối ưu hóa các trải nghiệm về hình ảnh và tích hợp các yếu tố về dịch vụ của mạng để người sử dụng được hưởng những trải nghiệm tốt hơn. Các giải pháp theo yêu cầu và dịch vụ về tivi sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với các tổ chức kinh doanh về truyền thông và truyền hình bởi thói quen xem của người tiêu dùng thay đổi, tạo nên mong muốn được xem truyền hình mọi lúc mọi nơi, trên mọi loại thiết bị.

<>4.</> <>Sự tăng trưởng của các loại thiết bị tích hợp sẵn tính năng kết nối băng rộng di động:</> Với sự đóng góp ngày càng lớn của CNTT trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu suất, các loại thiết bị chính sẽ tích hợp sẵn tính năng kết nối băng rộng di động vào năm 2012 sẽ gồm máy tính cá nhân, camera, thiết bị đọc sách điện tử, các thiết bị thu phát sóng di động và cố định, các thiết bị chăm sóc sức khỏe từ xa và các ứng dụng đo lường thông minh.

<>5.</> <>Sự bùng nổ của máy tính bảng và điện thoại thông minh (Smartphone):</> Số lượng máy tính bảng dự kiến sẽ tăng 10 lần trong vòng 5 năm tới. Sự tăng trưởng về máy tính bảng và smartphone sẽ tạo nên sức ép đối với các hệ thống mạng để đáp ứng các tính năng của các thiết bị này.

<>6.</> <>LTE sẽ ngày càng mở rộng:</> Các nhà mạng sẽ tiếp tục triển khai LTE nhằm hai mục đích, thứ nhất là các mức dịch vụ khác nhau cho người sử dụng và coi đó là phương thức hiệu quả về chi phí nhằm đáp ứng sẵn sàng trước sự tăng trưởng dữ liệu.

<>7.</> <>Tăng trưởng về sự ứng dụng HetNets:</> Năm 2012 sẽ cho thấy sự phổ biến của mạng HetNet - nhằm giảm tình trạng nghẽn mạng di động, tăng cường vùng phủ sóng và chất lượng mạng.

<>8.</> <>Dịch vụ thoại di động sẽ được thực hiện trên LTE </>- Các nhà mạng cung cấp LTE sẽ cung cấp các loại điện thoại smartphone hỗ trợ thoại qua LTE (VoLTE). VoLTE cung cấp các dịch vụ thoại qua IP chất lượng cao, lần đầu tiên tạo nên sự hội tụ thực sự giữa cố định và di động. Các cuộc gọi có thể chuyển đổi dễ dàng giữa các nền tảng - từ máy tính cá nhân tới điện thoại di động và điện thoại cố định.

<>9.</> <>Các nhà mạng viễn thông đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ thanh toán qua di động:</> Thị phần của mảng dịch vụ này sẽ được phân chia giữa các nhà mạng viễn thông, nhà cung cấp thiết bị đầu cuối, các nhà cung cấp hệ thống điều hành, ngân hàng, các công ty phát hành thẻ tín dụng cũng như các công ty cung cấp nền tảng thanh toán ngân hàng

<>10.</> <>Các ngành tiện ích khác sẽ đi theo mô hình tiên phong của ngành điện trong việc áp ứng dụng LTE để đáp ứng nhu cầu kết nối di động:</> Chuẩn công nghệ 3GPP cho HSPA+ và giờ là mạng LTE vốn đã khiến công nghệ di động nổi trội trên thị trường toàn cầu, đảm bảo rằng giải pháp này sẽ mang lại chi phí thấp nhất và là sự lựa chọn tương lai không chỉ cho các nhà mạng di động mà còn cho các ngành công nghiệp khác.

Trong số 10 xu thế này, Ericsson nhận định ba lĩnh vực mang tính nổi bật nhất là sự chuyển đổi cần thiết về mô hình kinh doanh băng rộng di động, sự tăng trưởng về các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây và sự phối hợp ngày càng phổ biến giữa các nhà mạng viễn thông và các công ty chuyên cung cấp ứng dụng dựa trên nền tảng viễn thông.

“Phân tích những thách thức mà nhiều nhà mạng phải đối diện do lưu lượng dữ liệu tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng về doanh thu, Ericsson cho rằng các nhà mạng băng rộng di động cần phải áp dụng những mô hình kinh doanh mới để duy trì sự tăng trưởng bởi các thị trường ngày càng định hình rõ ràng và sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh ngày càng thu hẹp”, ông Bansal giải thích.

“Trong vòng 12 tháng tới, các nhà mạng băng rộng di động sẽ áp dụng những mô hình kinh doanh thành công mà các ngành như hàng không, tài chính đang thực hiện, nhằm đảm bảo yếu tố gắn kết, xây dựng những cách thức và dịch vụ phù hợp với từng đối tượng sử dụng, đồng thời thiết lập nên những dịch vụ dành riêng cho đối tượng doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.”

Đồng thời, các nhà mạng cần có biện pháp hiệu quả trước sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị thông minh đang tạo ra nhu cầu ngày càng cao đối với hệ thống mạng. “Các nhà mạng đã hiện đại hóa mạng lên 3G/HSPA và LTE sẽ thu được lợi ích từ việc cung cấp dữ liệu với chi phí hợp lý và từ khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.”

Vì tốc độ băng rộng ngày càng cao sẽ góp phần giải quyết tình trạng nghẽn mạng, Ericsson cũng dự đoán rằng các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây do các nhà mạng viễn thông cũng như các công ty CNTT cung cấp sẽ ngày càng tăng trưởng. Các nhà mạng viễn thông có thể phát huy ưu thế và điểm mạnh trong lĩnh vực quản lý vận hành mạng để tạo nên những dịch vụ điện toán đám mây ưu việt và tạo ra những cơ hội hợp tác với các ngành công nghiệp khác.

Ông Bansal cho biết: "Các nhà mạng viễn thông có rất nhiều cơ hội để thương mại hóa các ứng dụng điện toán đám mây và mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các thị trường truyền thống bằng cách thống nhất cách tính giá cước với các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên hệ thống mạng di động (over-the-top) hoặc đóng vai trò mở ra các phân khúc thị trường mới như tạo nền tảng kết nối thiết bị - thiết bị (M2M) trên nền điện toán đám mây phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ chốt khác."

“Sau năm 2012, khi các dịch vụ chuyển sang xu thế điện toán đám mây, việc cung cấp các dịch vụ truy cập có tính an toàn và đáng tin cậy các nhà mạng là rất quan trọng, đồng thời phải đảm bảo dịch vụ vận hành liên tục dù hoạt động trên nền tảng di động hay cố định".

Trong lĩnh vực ứng dụng, năm 2012 sẽ chứng kiến các nhà mạng đã triển khai LTE sẽ cung cấp các loại smartphone đáp ứng tính năng thoại qua LTE. Các cuộc gọi có thể thực hiện và chuyển đổi dễ dàng giữa các nền tảng - từ máy tính cá nhân tới điện thoại di động và cố định.

Đối với lĩnh vực thanh toán qua di động, Ericsson đánh giá sự hợp tác với các nhà mạng viễn thông là yếu tố mang lại thành công cho các ứng dụng thanh toán qua di động. Ngoài những lợi thế về hệ thống mạng, các nhà mạng còn sở hữu các kênh cung cấp thiết bị đầu cuối, hệ thống tính cước tin cậy và mối quan hệ khách hàng, hồ sơ về người dùng được bảo mật, thông tin về địa điểm mà có thể sử dụng nhằm đảm bảo tính an toàn cho việc thanh toán điện tử.

Đối với các ngành công nghiệp khác, sự xuất hiện của LTE là chuẩn 4G sẽ tạo nên tính hấp dẫn hơn khi đóng vai trò thay thế cho các công nghệ và giải pháp hiện đang dùng trong ngành an ninh công công và các dịch vụ tiện ích. Ericsson cũng dự đoán rằng các lĩnh vực dịch vụ tiện ích như cung câp gas và nước sẽ đi theo mô hình của các nhà cung cấp dịch vụ điện bằng cách sử dụng LTE trong các lĩnh vực cần kết nối di động, hoặc hợp tác với các nhà mạng di động hoặc đầu tư vào chính cơ sở hạ tầng của họ.

Ericsson cũng cho rằng nhu cầu tiêu dùng nói chung và cụ thể trong lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng vốn chi phối bởi lợi nhuận từ quy mô lớn, sẽ ngày càng phổ biến việc cài đặt tính năng kết nối băng rộng di động vào các loại thiết bị sử dụng. Điều này tạo nên sự phổ biến và tính đồng bộ của băng rộng tương tác giữa 4G và 3G. Tính năng kết nối băng rộng sẵn có vào các thiết bị không chỉ giới hạn ở lĩnh vực LTE. Trong thực tế, rất nhiều ứng dụng kết nối thiết bị-thiết bị (M2M) hoạt động trên cả nền tảng GSM và EDGE, với những ứng dụng yêu cầu sử dụng nhiều dữ liệu của WCDMA và HSPA. Các nhà mạng cần xem xét đến các mô hình kết nối di động dành cho nhiều loại phương tiện và tìm kiếm cơ hội hợp tác chặt chẽ với các ngành công nghiệp khác có nhu cầu ứng dụng băng rộng di động để hiệu quả hóa việc kinh doanh và vận hành của họ.

Ericsson hy vọng việc cung cấp những dự báo về năm 2012 gồm nhiều dự báo trong đó có những thông tin chiều sâu phân tích đối với cơ hội kinh doanh và và những mô hình kinh doanh mới xuyên suốt giữa ngành viễn thông và các ngành công nghiệp khác sẽ góp phần vào cuộc thảo luận đối với những xu hướng về CNTT-TT và những lợi ích của nó với cộng đồng.