Kinh nghiệm đi xe buýt thành công ngay trong lần đầu dành cho tân sinh viên Hà Nội 2023
- Honda Brio 2023 ra mắt, diện mạo trẻ trung, thêm tiện nghi ‘quyết đấu’ Toyota Wigo
- Kia Soul 2024: SUV cỡ nhỏ giá rẻ vẫn đầy đủ tiện nghi
- Xe ô tô điện Suzuki eVX lần đầu lộ diện, phạm vi hoạt động 550 km
- Hãng xe Chery mở bán mẫu ô tô mới với giá chỉ 272 triệu, cơ hội mua xe giá rẻ của khách Việt đã tới?
1. Xe buýt là một phương tiện công cộng “quốc dân”
Không phải tự nhiên mà bạn sinh viên lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. Đầu tiên, xe buýt là phương tiện công cộng có mức giá khá phù hợp với túi tiền học sinh, sinh viên. Thứ hai, nó mang đến sự tiện lợi khi bạn chỉ cần để ý lên xuống đúng điểm, không cần phải trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông ngoài đường tắc nghẽn và đầy khói bụi. Với hệ thống giao thông ngày một phát triển, chúng ta có thể đến nhiều địa điểm với phương tiện công cộng này.
Mặc dù xe buýt còn tồn tại nhiều nhược điểm như thời gian kém linh động và tốc độ di chuyển không sánh được các phương tiện cá nhân khác nhưng đây vẫn là một phương tiện nên thử đúng không nào?
2. Đi xe buýt cần chuẩn bị những gì?
Đầu tiên, bạn phải đeo khẩu trang khi tham gia phương tiện công cộng này để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như những người xung quanh.
Giá vé ngày sẽ dao động từ 7-9k, ngoại lệ có một số tuyến buýt không trợ giá có thể lên đến 30-40k. Bạn cần chuẩn bị sẵn tiền mặt và hạn chế sử dụng tờ có mệnh giá cao nếu không muốn nhận lại những ánh nhìn kém thân thiện đến từ người bán vé.
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi được sử dụng xe buýt miễn phí. Ngoài ra, ưu đãi này còn dành đối tượng người trên 60 tuổi, người có công, người khuyết tật, nhân khẩu gia đình hộ nghèo có "Thẻ đi xe buýt miễn phí".
Vé tháng sẽ là giải pháp tiết kiệm khi bạn thường xuyên phải di chuyển trên xe buýt. Vé tháng có hai loại:
- Loại ưu tiên (học sinh, sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp)
- Loại thường
Đối với vé ưu tiên, bạn chỉ cần trả 100k/tháng thay vì mức giá đắt gấp đôi như các đối tượng khác. Vé tháng của Transerco được sử dụng cho cả tuyến buýt khác như tuyến buýt nhanh BRT, xe điện Vinbus.
Bạn có thể làm thẻ hoàn toàn miễn phí với hình thức online trên app Tìm Buýt hoặc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết rồi rồi nộp trực tiếp tại các điểm dán tem vé xe buýt gần khu vực mình sinh sống (tham khảo bảng dưới đây). Tân sinh viên chưa có thẻ sinh viên có thể sử dụng giấy báo nhập học và CCCD bản photo công chứng để thay thế.
STT | Điểm bán vé |
1 | Hệ thống nhà chờ BRT |
2 | Bến xe Giáp Bát |
3 | Học viện Bưu Chính (Trần Phú, Hà Đông) |
4 | Bến xe Mỹ Đình (cổng ra bến xe) |
5 | Bến xe Yên Nghĩa |
6 | Công viên Hòa Bình (gần cổng Con Hạc - đường Đỗ Nhuận) |
7 | Kim Ngưu (Đối diện 346 Kim Ngưu) |
8 | Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên, đường Yên Phụ) |
9 | Bách Khoa (Cổng trường ĐH Bách Khoa, đường Trần Đại Nghĩa) |
10 | 549 Nguyễn Văn Cừ (Trước cửa siêu thị HC) |
11 | 32 Nguyễn Công Trứ |
12 | Công viên Thống Nhất (Cổng công viên Thống Nhất đường Trần Nhân Tông) |
13 | Công viên Thủ Lệ (Đối diện cổng ĐH Giao thông vận tải) |
14 | Bến xe Gia Lâm (Số 9 đường Ngô Gia Khâm. Long Biên, Hà Nội) |
15 | Nghĩa Đô (Cổng công viên Nghĩa Đô, đường Nguyễn Văn Huyên) |
16 | Đại học Lao Động (43 Trần Duy Hưng) |
Thông tin chi tiết về việc làm thẻ vui lòng đọc thêm tại đây.
3. Cách tìm kiếm điểm đón xe buýt tại Hà Nội
Hiện nay có có 2 ứng dụng mà bạn nên kết hợp sử dụng khi đi buýt tại Hà Nội là Vinbus và Tìm Buýt. Vinbus cho phép bạn tra cứu điểm đón và theo dõi thời gian xe chạy của riêng tuyến xe buýt điện cùng tên. Ngoài những tính năng tương tự như Vinbus, Tìm buýt còn hỗ trợ làm thẻ tháng và dán tem vé online.
Khi đến điểm đón cần để ý chiều của tuyến đề phòng trường hợp nhầm lẫn gây mất thời gian bắt xe quay lại. Bạn nên chủ động đến điểm đón sớm khoảng 5 phút so với hiển thị trên app vì xe có thể xuất phát sớm.
Đối với tuyến bus nhanh BRT, thay vì mua vé ngày hoặc xuất trình vé tháng khi ở trên xe thì bạn sẽ thực hiện thao tác trên với nhân viên bán vé ở trong nhà chờ.
4. Làm thế nào để không bị "mắng oan"?
Bạn cần chú ý những điều sau:
-
Không mang theo đồ quá cồng kềnh, nếu không bạn sẽ có nguy cơ bị đuổi khỏi xe.
-
Khi xe đến thì nhanh chóng di chuyển, lên xuống xe đúng cửa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp xe buýt không mở cửa trước thì cần để ý di chuyển ra cửa sau.
-
Hạn chế tối đa việc đứng phía bên phải xe, gần cửa vì sẽ gây khó khăn cho bác tài khi quan sát người lên xuống xe.
-
Giữ trật tự, hạn chế gây tiếng ồn.
-
Không hút thuốc lá.
-
Chú ý bảo quản tài sản cá nhân.
-
Nhường chỗ cho người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
-
Nhấn chuông trước điểm dừng và di chuyển xuống xe thật nhanh nhẹn.
Laptop tốt nhất cho học sinh – sinh viên: Chọn sao cho đúng?
Với việc năm học mới đang tới gần, các bạn học sinh – sinh viên có lẽ đang rất đau đầu về việc chọn mua một chiếc laptop phù hợp để bổ sung vào hành trang tới trường. Vô vàn các mẫu mã và thương hiệu đang có mặt trên thị trường hẳn sẽ khiến các bạn bối rối không biết nên lựa chọn thế nào.