Đời sống

Triều đại duy nhất của Việt Nam không có trạng nguyên trong 143 năm: Lý do khiến ai cũng bất ngờ

Triều đại duy nhất của Việt Nam không có trạng nguyên trong 143 năm: Lý do khiến ai cũng bất ngờ

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, tồn tại từ năm 1802 đến năm 1945 với 13 đời vua. Bắt đầu được thành lập khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) lên ngôi và kết thúc khi vua Bảo Đại thoái vị. Dù triều Nguyễn tồn tại 143 năm, là triều đại kéo dài thứ 2 trong lịch sử Việt Nam sau triều đại Lê Sơ – Hậu Lê thế nhưng triều Nguyễn là triệu đại duy nhất không có Trạng Nguyên.

Trạng nguyên là danh hiệu cao quý nhất trong hệ thống khoa cử Nho học của Việt Nam. Người đỗ Trạng nguyên là người đứng đầu các vị tiến sĩ trong khoa thi Đình, tức là người có tài năng, học vấn cao nhất trong cả nước.

Chuyen-do-trang-nguyen-khi-gan-50-tuoi-nho-cau-noi-cua-vo-901-1540568138-width660height546

Qua 13 đời vua, triều Nguyễn đã tổ chức được 39 khoa thi, có 239 người đỗ chánh bản (văn ban) và 10 người đỗ chánh bản (võ ban). Hiện nay, tại Văn Thánh Miếu vẫn còn các bia đá khắc tên những vị tiến sĩ này. Tuy nhiên không có ai đỗ Trạng Nguyên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc triều Nguyễn không có Trạng nguyên. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là triều Nguyễn đã có nhiều thay đổi trong hệ thống khoa cử Nho học.

Theo đó, dưới thời Nguyễn, hệ thống khoa cử Nho học đã được tinh giản và đơn giản hóa hơn nhiều so với thời trước. Các kỳ thi Hương và Hội được gộp lại thành một kỳ thi, gọi là kỳ thi Đình. Nội dung thi cũng được thay đổi, tập trung vào các vấn đề thực tiễn hơn là lý thuyết. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng ban hành lệ mới: “Phàm văn lý được trọn vẹn mười phân thì xin cho đỗ nhất danh (Trạng nguyên), chín phân thì xin cho đỗ nhị danh (Bảng nhãn), tám phân thì đỗ tam danh (Thám hoa). Người chỉ được sáu, bảy phân thì đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp),…”. Như vậy, với những yêu cầu khắt khe trên, không có bài thi nào đạt “mười phân vẹn mười” theo ý vua và ban giám khảo nên sau 143 năm triều này vẫn không có danh hiệu Trạng Nguyên.

5gehrtjrjty-407

Năm 1919, vua Khải Định tổ chức kì thi Nho học cuối cùng của nước ta. Trước đó, vào năm 1918, vua đã ra dụ bãi bỏ khoa cử Nho học ở Việt Nam. Những người đỗ kỳ thi Hương vẫn được thi Hội, thi Đình vào năm 1919. Như vậy, nền khoa cử Nho học ở Việt Nam chính thức kết thúc sau hơn 800 năm.

 

5 danh nhân tuổi Sửu nổi tiếng của Việt Nam: Có 2 vị vua với những chiến công vang danh mãi ngàn năm

Dưới đây là danh tính 5 bậc hiền tài làm rạng danh lịch sử Việt Nam sinh năm Sửu, trong đó điển hình phải kể đến vua Lê Đại Hành - nhà quân sự thiên tài, người đặt nền móng cho công cuộc xây dựng quốc gia hưng thịnh.