Đời sống

Các ca bệnh sởi gia tăng, lây kinh khủng hơn Covid-19: Cứ 1 ca bệnh có thể lây cho 18 người

Các ca bệnh sởi gia tăng, lây kinh khủng hơn Covid-19: Cứ 1 ca bệnh có thể lây cho 18 người

TP.HCM đang ghi nhận số ca dương tính với bệnh sởi tăng cao, trong đó có 3 ca tử vong. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây dữ dội hơn cả Covid-19, cứ 1 ca bệnh có thể lây cho 12-18 người, trong đó Covid-19 chỉ lây từ 2-5 ca. 

TP.HCM đang đối mặt với thách thức mới khi bệnh sởi ngày càng diễn biến phức tạp. Ngày 12/8, Sở Y tế TP.HCM họp toàn bộ hệ thống dự phòng và điều trị để rà soát và triển khai công tác phòng chống, kiểm soát bệnh sởi trên địa bàn.

Đáng lo ngại là khả năng lây lan của bệnh sởi cao hơn nhiều so với Covid-19. Trung bình, 1 bệnh nhân sởi có thể lây nhiễm cho 12-18 người khác, trong khi con số này ở Covid-19 chỉ khoảng 2-5 người. Tuy nhiên, sởi khác Covid-19 là đã có vắc xin phòng bệnh. 1 thời gian dài, TP.HCM không có bệnh sởi, chỉ có những ca không có triệu chứng. Thời gian qua, số ca sởi gia tăng là do đứt gãy nguồn cung ứng vắc xin sau đại dịch Covid-19.

22c-kham-benh-17234808922911815961457_11zon

Theo bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh sởi đang gia tăng trên toàn thế giới. Riêng tại TP.HCM, từ ngày 23.5 - 12.8, các BV trên địa bàn đã tiếp nhận 597 ca sốt phát nghi sởi, TP.HCM chiếm 317 ca. Kết quả xét nghiệm thì có đến 346 ca dương tính bệnh sởi, TP.HCM là 153 ca (chiếm hơn 50%). Có 3 ca tử vong tại các BV. Đặc biệt đáng chú ý là sự xuất hiện của bệnh sởi tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố, cho thấy dịch bệnh lan rộng và phức tạp.

"Trong 153 ca bệnh sởi ở TP.HCM xuất hiện tại 57 phường, xã và 16 quận, huyện, có 9 quận, huyện có từ 2 ca bệnh sởi trở lên (đủ điều kiện công bố dịch sởi). Trong khi đó, từ năm 2021 - 2023, TP.HCM chỉ có 1 ca bệnh sởi. Thống kê trên 115 trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên (đủ tuổi tiêm chủng) mắc bệnh sởi thì có đến 73% hoàn toàn chưa tiêm sởi mũi nào, số còn lại không rõ tiền sử tiêm chủng", bác sĩ Nga thông tin.

tre-bi-be-nh-so-i-1723476876-6249-1723477053

Theo TS,BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, bệnh sởi đa phần là tự khỏi và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có những nhóm người bệnh sẽ diễn biến nặng và có những biến chứng viêm phổi bội nhiễm, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ mắc bệnh mạn tính, bệnh tim, thận, ung thư…

cach_chua_benh_soi_tai_nha_ma_ban_nen_biet_1_9646b3e1dc_11zon

Các bác sĩ khuyến cáo các cơ sở khám chữa bệnh tuân thủ chặt quy trình chống lây nhiễm qua đường hô hấp, phát ban. Các bác sĩ, bệnh nhân, nhân viên y tế và thân nhân của bệnh nhân cần mang khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ. Tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi nhưng chưa tiêm (đối với trẻ không chống chỉ định). Ngoài ra, tiêm cho nhân viên y tế làm việc trong khu vực có nguy cơ, thân nhân bệnh nhân nên tiêm vắc xin sởi…