Đời sống

Top 5 sân bay nguy hiểm nhất hành tinh,vị trí thứ 2 chỉ có 24 phi công trên cả thế giới được hạ cánh

Top 5 sân bay nguy hiểm nhất hành tinh,vị trí thứ 2 chỉ có 24 phi công trên cả thế giới được hạ cánh

 

Trên thế giới có rất nhiều sân bay, ngoài những sân bay quốc tế nằm ở những thành phố lớn, thuận tiện đi lại thì có những sân bay lại rất nguy hiểm khi nằm ở những nơi không phải phi công nào cũng dám hạ cánh. Dưới đây là top 5 sân bay được mệnh danh “nguy hiểm nhất hành tinh”.

1.    Sân bay Cristiano Ronaldo (Madeira, Bồ Đào Nha)

0430_image001

Sân bay Cristiano Ronaldo nằm trong danh sách các sân bay khắc nghiệt, nguy hiểm nhất thế giới. Bởi quần đảo Madeira nổi tiếng có gió mạnh, nên các chuyến bay đến đây đều hạ cánh rất khó khăn. Có nhiều ngày, người ta không thể dự đoán thời tiết, phi công buộc phải chuyển hướng đến quần đảo Canary cách Madeira khoảng 400km nếu gặp phải tình huống quá rủi ro. Trước khi được phép điều hành chuyến bay đến đây, phi công phải được huấn luyện đặc biệt để hạ cánh an toàn.

2.    Sân bay Paro (Bhutan)

0435_image031

Sân bay Paro là sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan, sân bay này nổi tiếng trên thế giới vì cách tiếp cận cực kì khó khăn do xung quanh là những ngọn núi nguy hiểm. Sân bay Paro nằm trên độ cao hơn 2.200m so với mực nước biển, đường băng của sân bay này nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi cao, một số ngọn núi cao tới hơn 5.400 mét.

Do địa hình khắc nghiệt, thời tiết bất lợi, sân bay chỉ hoạt động vào ban ngày khi có đủ có yếu tố đảm bảo. Phi công đến đây phải tiếp cận mặt đất theo cách thủ công vì không có radar, len lỏi giữa đồi núi và những ngôi nhà trước khi gặp đường băng. Vì lý do này, nơi đây được coi là 1 trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới và chỉ có 24 phi công được phép hạ cánh ở đó.

3.    Sân bay Leh Kushok Bakula Rimpochee (Leh, Ấn Độ)

0437_image035

Sân bay Leh nằm ở độ cao gần 3.300 m so với mực nước biển. Đường băng ở đây ngắn, được bao quanh bởi những ngọn núi, sức gió mạnh vào buổi chiều. Vì vậy, các chuyến bay đi và đến đây đều bị hạn chế, chỉ có thể cất cánh và hạ cánh vào buổi sáng. Máy bay thân rộng và hạng nặng không được phép đến đây. Tất cả phi công đều phải được đào tạo đặc biệt nếu muốn hạ cánh tại sân bay này.

4.    Sân bay Tenzing-Hillary (Lukla, Nepal)

0439_image039

Đây được xem là 1 trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới vì đường băng nằm trên 1 vách đá giữa những ngọn núi, đoạn cuối tiếp giáp với vực thẳng đứng. Sân bay Tenzing nằm trên độ cao 2.846m so với mực nước biển, là sân bay có độ cao cao nhất ở Nepal và cao thứ 8 thế giới.

Đường băng của sân bay chỉ dài 527 m (1.728 ft), dốc 12 độ, và nằm ở thung lũng giữa hai đỉnh núi cao. Để hạ cánh an toàn, các phi công phải bay rất thấp, chỉ cách ngọn đồi phía bên kia đường băng khoảng 150 m.

5.    Sân bay Princess Juliana (Sint Maarten)

0432_image007

Sân bay này nằm ngay sát bãi biển Maho, nơi 1 lượng khách du lịch đến đây nghỉ dưỡng 1 ngày. Nhiều trường hợp máy bay đáp xuống sân bay quốc tế Princess Juliana chỉ cách đầu người trên bãi biển khoảng 10-20 m. Động cơ phản lực của phi cơ lúc chuẩn bị cất cánh dễ dàng thổi bay du khách đứng cạnh hàng rào ngăn cách sân bay và bãi biển.

 

Ở Việt Nam có bao nhiêu người sở hữu máy bay riêng, đại gia nào công khai mua máy bay đầu tiên?

Một số đại gia Việt từng công khai sở hữu máy bay riêng, tuy nhiên hiện tại những chiếc máy bay này đã đều về với chủ mới.