Đời sống

Top 5 công trình thủy điện lớn nhất thế giới, Trung Quốc có đến 2 công trình ‘khủng’ góp mặt

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng cung cấp điện năng cho hàng tỷ người trên thế giới. Các công trình thủy điện lớn nhất thế giới có thể cung cấp hàng tỷ MW điện năng mỗi năm, góp phần đáng kể vào nhu cầu điện năng toàn cầu.

Dưới đây là 5 công trình thủy điện lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc có đến 2 đập thủy điện góp mặt.

1.    Đập Tam Hiệp

dap-tam-hiep-trung-quoc-784869

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới tính theo công suất lắp đặt, chắn sông Dương Tử - sông dài nhất Châu Á. Đập này cung cấp sản lượng điện lớn nhất thế giới với 22.500MW. Đập Tam Hiệp được xây trong suốt 14 năm từ 1994 đến 2008 với số vốn đầu tư khổng lồ lên đến 75 tỷ USD. Điện sản xuất từ nhà máy thủy điện Tam Hiệp không chỉ cung cấp cho hệ thống điện năng trung tâm Trung Quốc (bao gồm các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, và Giang Tây) mà còn cho khu vực Trùng Khánh và Tứ Xuyên.

2.    Đập Itaipu (Brazil và Paraguay)

dap-itaipu-brazil-paraguay-17413

Đập Itaipu  nằm trên sông Parana ở biên giới giữa Brazil-Paraguay. Cái tên "Itaipu" được lấy từ một hòn đảo gần vị trí xây đập... Nhà máy thủy điện của đập Itaipu đã lập kỷ lục thế giới với sản lượng điện 103.098.366 (MWh) và vượt qua sản lượng điện của nhà máy đập Tam Hiệp vào năm 2015 và 2016. Công suất lắp đặt của nhà máy là 14 GW, với 20 tổ máy phát điện. Trong số hai mươi tổ máy phát điện, 10 tổ máy phát điện ở tần số 50 Hz cung cấp cho Paraguay và 10 tổ máy phát điện ở tần số 60 Hz cung cấp cho Brazil.

3.    Đập Bạch Hạc Than

dap-itaipu-brazil-paraguay-17414

Đập Bạch Hạc Than là nhà máy thủy điện lớn thứ 2 ở Trung Quốc. Đập nằm trên sông Kim Sa ở tỉnh Vân Nam. Nhày máy điện của đập Bạch Hạc Than có cuông suất lắp đặt là 13.860 MW. Ngoài ra, đập còn có vai trò kiểm soát lũ lụt, kiểm soát phù sa và xả nước theo quy định nhằm cải thiện lượng nước hạ lưu. Chi phí xây dựng con đập này là 6,2 tỷ USD, ít hơn nhiều so với đập Tam Hiệp.

4.    Đập Guri

dap-itaipu-brazil-paraguay-17415

Đập Guri, là một đập trọng lực ở bang Bolívar, Venezuela trên sông Caroni, được xây dựng từ năm 1963 đến 1969. Chiều dài 7.426 mét và cao 162 m. Con đập này có công suất lên tới 10.300MW và là nơi chứa nguồn nước ngọt lớn nhất của Venezuela. Đập Guri cung cấp khoảng hơn 70% sản lượng điện hàng năm cho toàn Venezuela.

5.    Đập Tucurui

dap-tucurui-brazil-784874

Đập Tucurui là một đập trọng lực bê tông trên sông Tocantins, quận Tucurui, bang Para, Brazil. Đây là dự án thủy điện quy mô lớn đầu tiên trong rừng nhiệt đới Amazone của Brazil. Công suất lắp đặt của nhà máy 25 tổ máy là 8.370 MW(11.220.000 hp). Đập được xây dựng theo 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 từ 1980 – 1984 và giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 1998 – 2010.

 

Siêu đập thủy điện tại châu Mỹ với lượng sắt thép dùng đủ xây 380 tòa tháp Eiffel

Siêu đập thủy điện này đã 3 lần phá lỷ lục của đập Tam Hiệp, có sức chứa gấp 3 lần hồ Hòa Bình của Việt Nam và gấp 2.000 lần hồ Tây Hồ của Trung Quốc.