Đời sống

Sứ thần Việt Nam đầu tiên đến trời Tây: 22 tuổi đỗ tiến sĩ, được đặt tên cho nhiều đường, trường học

Phạm Phú Thứ (1821-1882) là một tiến sĩ, đại thần, nhà ngoại giao, nhà cải cách của Việt Nam dưới triều Nguyễn. Ông là người Việt Nam đầu tiên đặt chân tới châu Âu, và là người có nhiều đóng góp cho việc canh tân đất nước trong nửa cuối thế kỷ XIX. Ông tên thật Phạm Hào, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại làng Đông Bàn, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ mất sớm, nhà lại nghèo nhưng Phạm Phú Thứ nổi tiếng thông minh, chăm chỉ trong vùng.

tien-si-dau-tien-cua-viet-nam-toi-troi-tay (1)

Chân dung Phạm Phú Thứ.

Năm 1842 khi mới 21 tuổi, ông đỗ giải Nguyên. Chỉ 1 năm sau, ông đỗ tiến sĩ cập đệ và được bổ nhiệm làm việc trong triều đình. Ông được thăng chức liên tiếp năm sau đó với chức Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Thanh Hóa, Tuần Vũ Nghệ An và cuối cùng là Thượng thư Bộ Công.

Năm 1863, Phạm Phú Thứ được cử làm Khâm sai, dẫn đầu đoàn sứ bộ của nhà Nguyễn sang Pháp để đàm phán về việc ký kết Hòa ước Nhâm Tuất. Trong chuyến đi này, ông đã có dịp tiếp xúc với nền văn minh phương Tây và ghi lại những điều mới lạ trong cuốn sách Tây hành nhật ký.

Tây hành nhật ký là một tác phẩm văn học giá trị, phản ánh những nhận xét của Phạm Phú Thứ về đất nước, con người, văn hóa và khoa học kỹ thuật của phương Tây. Qua cuốn sách này, ông đã bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sự phát triển của phương Tây, và cũng chỉ ra những hạn chế của chế độ phong kiến Việt Nam. Cuốn sách này không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị văn học. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.

Dong-ho-lung-danh-su-Viet-cua-tien-si-dau-tien-den-troi-Tay-766-1540177851-width660height386

Hình chụp Ngụy Khắc Đản, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ (từ trái qua phải) ở Pháp năm 1863. 3 vị tiến sĩ đầu tiên của nước ta sang trời Tây.

Sau chuyến đi sang Pháp, Phạm Phú Thứ trở về nước với mong muốn canh tân đất nước. Ông đã dâng lên vua Tự Đức 11 sớ, 20 lá thư, và sách, trong đó đề xuất nhiều biện pháp cải cách về kinh tế, quân sự, giáo dục, và khoa học kỹ thuật. Những ý kiến cải cách của Phạm Phú Thứ đã được nhà vua chấp thuận, và đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong thời kỳ này.

Năm Tự Đức thứ 35 (Nhâm Ngọ, 1882), Phạm Phú Thứ mất tại quê nhà thọ 61 tuổi. Nghe tỉnh thần tâu lên, vua Tự Đức thương tiếc ban dụ, trong đó có đoạn: "Phú Thứ kinh lịch nhiều khó nhọc, đi đông sang Tây, dẫu yếu đuối cũng vâng mệnh không dám từ chối".

1 (1)

Phạm Phú Thứ cũng là 1 trong những người đầu tiên được chụp chân dung.

Hiện nay, lăng mộ Phạm Phú Thứ ở tại quê nhà tại làng Đông Bàn thôn Nam Hà 1 xã Điện Trung thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, đã được chính quyền địa phương cùng con cháu dòng tộc Phạm Phú tôn tạo lại, và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Tên ông cũng được đặt cho hai ngôi trường, đó là: Trường THPT Phạm Phú Thứ tại Gò Nổi (Điện Bàn, Quảng Nam) và THPT Phạm Phú Thứ tại xã Hòa Sơn (Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng).

Tên của ông được đặt cho nhiều tên đường ở thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn và quận Tân Bình, TP HCM, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng, TP Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và nhiều tỉnh thành khác.

 

Vị vua duy nhất của Việt Nam quy y cửa Phật: 2 lần từ chối ngai vị, xuất gia ở tuổi 41

Ông là 1 trong 14 vị vua của nước Đại Việt được đánh giá cao về tâm và tâm. Là người có công lớn trong việc bảo vệ hòa bình và mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt. Nhưng vị trí đứng trên vạn người không thể giữ chân được người muốn hướng Phật, ông quyết từ bỏ ngôi vị, quy y cửa Phật.