Anh hùng duy nhất được suy tôn làm ‘Vị tướng Bồ Tát’: Bậc khai quốc công thần lẫy lừng triều Nguyễn
Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Nguyễn Hữu Dật là một trong những danh tướng lẫy lừng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, người duy nhất được suy tôn làm “Vị tướng Bồ Tát”.
Nguyễn Hữu Dật (1603 – 1681), quê ở Thanh Hóa nhưng sinh ra tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay) sau đó chuyển vào Quảng Bình khi vừa tròn 6 tuổi. Ông là con của vị quan Tham chiến Nguyễn Triều Văn, được phong tước hầu (Triều Văn Hầu) dưới triều vua Lê Anh Tông (1557 – 1573). Ngoài ra, ông là cháu 18 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc, cháu 7 đời của công thần Nguyễn Công Duẩn, cùng họ nhưng là chi trên với các chúa Nguyễn.
Ảnh minh họa.
Từ nhỏ, ông đã tỏ ra thông minh lanh lợi, biết chơi trò bày trận. Lớn lên, ông giỏi văn chương, thích võ nghệ và được cha mời thầy riêng về dạy học. Ông được võ sư tận tâm truyền thụ binh thư, binh pháp cũng như võ nghệ. Lúc 16 tuổi, Nguyễn Hữu Dật đã lừng danh văn chương nên được chúa Nguyễn Phúc Nguyên để mắt tới và bổ vào chức văn chức. Từ đây, con đường quan lộ của Nguyễn Hữu Dật chính thức bắt đầu.
Theo sách “Đại Nam liệt truyện”, Nguyễn Hữu Dật là vị tướng có tài xem thiên văn, nhiều lần dự đoán được thời tiết. Chính từ những dự đoán của ông, quân chúa Nguyễn có 2 lần đánh thắng quân Trịnh. Ông là 1 trong những khai quốc công thần hàng đầu của triều Nguyễn. Sau khi triều Nguyễn được thành lập, vua Gia Long lên ngôi, đã phong Nguyễn Hữu Dật làm “Thượng đẳng phúc thần”.
Ảnh minh họa.
Không chỉ là 1 danh tướng giỏi cầm quân, Nguyễn Hữu Dật còn là người biết quan tâm đến cấp dưới, nhân dân và con cháu. Mỗi lần được chúa Nguyễn ban thưởng, ông thường chia cho cấp dưới, nhất là những người nghèo khó, hoặc xét theo hoàn cảnh mà ban thưởng. Oong luôn dạy con chống chiến tranh, giành hòa bình, hữu nghị và Tổ quốc là trên hết.
Di tích lịch sử văn hóa miếu thờ Nguyễn Hữu Dật ở Quảng Bình.
Cũng chính vì vậy, ông được người dân Quảng Bình suy tôn là “Vị tướng Bồ Tát”. Ông là một tấm gương sáng về tài năng và đạo đức, một người có công to lớn với sự độc lập và phát triển của Đàng Trong nói riêng và Việt Nam nói chung.
Người phụ nữ duy nhất trong lịch sử VN làm vua nhà Lý, hoàng hậu nhà Trần rồi bị giáng làm công chúa
Bà cũng là vị vua là nữ giới đầu tiên và duy nhất của Việt Nam, 7 lần ‘đổi ngôi’ với 7 danh vị: Công chúa triều Lý, Hoàng Thái tử nhà Lý, Nữ Hoàng đế nhà Lý, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần.