Giải trí

Gameshow trên truyền hình: Nơi giải trí hay trò 'nhảm' dàn dựng để câu view

Gameshow trên truyền hình: Nơi giải trí hay trò 'nhảm' dàn dựng để câu view

Không ngoa khi nói rằng ‘khung giờ vàng’ trên các kênh sóng truyền hình Việt Nam hiện nay là ‘đất dụng võ’ của các gamshow hẹn hò, mai mối. Nhưng thật đáng buồn, các chương trình này hiện nay lại không để lại quá nhiều ấn tượng cho người xem, thay vào đó để đạt được mục đích của mình mà đánh mất đi giá trị vốn một chương trình phải có.

Chương trình nhiều, giá trị đem lại được bao nhiêu

 

Chưa bao giờ gameshow hẹn hò trên sóng truyền hình Việt Nam lại rộn ràng và có phần bát nháo như mấy năm trở lại đây. Hễ bật tivi, khán giả lại được “chiêu đãi” đủ “món” hẹn hò, mai mối. Ở mặt nào đó, trong cuộc sống “công nghiệp” hiện nay nó cũng vai trò nhất định. Tuy nhiên, sự đổ bộ dồn dập của các chương trình không chỉ khiến khán giả “bội thực”, mà còn kéo theo những hệ lụy khó lường...

gameshow-hen-ho-tren-truyen-hinh-boi-thuc-tro-nham-thieu-vang-chuong-trinh-nhan-van-tu-te-gameshow-hen-ho-1598428899-339-width660height410

Nổi bật nhất có thể kể đến chương trình ‘Bạn muốn hẹn hò’ chương trình đã gắn bó với khán giả gần 6 năm nay. Ăn theo sự thành công của ‘Bạn muốn hẹn hò’ rất nhiều chương trình cũng mọc lên như nấm: Lựa chọn của trái tim, Mảnh ghép tình yêu, Khúc hát se duyên, Vì yêu mà đến, Anh chàng độc thân, Vợ chồng son, Giai điệu chung đôi, Quý cô hoàn hảo,... và gần đây nhất là Người ấy là ai...

Nguoi-ay-la-ai

Món ngon đến mấy thưởng thức nhiều cũng chán, huống chi “bàn tiệc” hẹn hò có hàng tá chương trình lên sóng cùng thời điểm với nội dung na ná nhau, ngay cả người chơi cũng “quen mặt”, thử hỏi sao khán giả không ngán và “bội thực”. Chưa kể, nhiều chương trình không được đầu tư, sự dàn dựng và "tình yêu trên sàn diễn" càng khiến show hẹn hò trở nên kệch cỡm như trò hề.

Điển hình, chương trình ‘Người ấy là ai’ mùa 3 vừa lên sóng đã nhận về cơ số “gạch đá” đủ để “xây” căn nhà. Thay vì đến với chương trình để kiếm tìm hạnh phúc đích thực, không ít người chơi bị “bóc phốt” giả tạo, lừa dối khán giả, “chạy sô” để “đánh bóng” tên tuổi. Người thì ly hôn chưa bao lâu đã lên show truyền hình kể lể, người vẫn còn đang trong mối quan hệ nhưng lại ‘dõng dạc’ nói lớn đang độc thân khiến khán giả ngán ngẩm.

Nguoi-ay-la-ai-1

Bên cạnh đó, nhiều chương trình hẹn hò khác cũng khiến khán giả bị “nghẹn” vì có quá nhiều “sạn”. Giai điệu chung đôi, Khúc hát se duyên,... không ít lần khiến người xem “la ó” khi khai thác chuyện yêu đương một cách sống sượng, quá đà, đến mức phô diễn “trắng trợn” sự dàn dựng. Hay, Lựa chọn trái tim dù hướng đến thông điệp “tình yêu thật sự thì không đến từ ngoại hình”, nhưng thực tế trái ngược hoàn toàn, đầy rẫy sự giáo điều, sáo rỗng, trịch thượng và giả dối... gây nên sự phản cảm.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận một vài chương trình có sức hút đối với khán giả, một phần do hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ và do sự tò mò trong mỗi con người và một vài gương mặt nổi tiếng được yêu thích xuất hiện trong chương trình. 

Nghịch lý đáng buồn

Xót xa thay, khi sóng truyền hình ngày càng “rộng đất” cho những gameshow “xàm - nhảm - vô bổ”, nhưng lại “chật chội” với các chương trình nhân văn, tử tế. Nghịch lý này khiến công chúng không khỏi buồn và hụt hẫng...

Mới đây, chương trình ‘Điều ước thứ 7’ suýt bị khai tử vì cạn kiệt nguồn ngân sách làm chương trình. Đây được xem là một chương trình đầy ý nghĩa nhân văn và tình người đã gắn bó với khán giả từ lâu. Nếu không có sự chung tay tiếp sức của các mạnh thường quân, thì chỉ suýt chút nữa thôi... ánh đèn “tìm kiếm - kết nối - đoàn tụ” ấy đã phải... lụi tàn. Tuy nhiên, không phải chương trình nhân văn nào cũng có được may mắn ấy. Vượt lên chính mình, Lục lạc vàng, Trở về từ ký ức, Ngôi nhà mơ ước,... và còn biết bao chương trình tử tế lấy nước mắt của khán giả, giờ chỉ còn trong hoài niệm.

success_20181021210311_dieu-uoc-thu-7-ngay-20102018-mp44-720p

Dù không mang lại lợi nhuận cao như gameshow giải trí, nhưng chính các chương trình nhân văn, tử tế mới thực sự có giá trị sâu xa và “níu chân” khán giả. Nhiều người đã phải thốt lên trong xót xa, chẳng lẽ lòng nhân ái và sự tử tế lại chỉ có giá trị khi nó mang về nhiều và thật nhiều tiền hơn nữa hay sao? Thiết nghĩ, nếu các đơn vị sản xuất chỉ mãi chạy theo những hào nhoáng, phù phiếm trước mắt, mà bỏ quên những giá trị nhân văn, đạo đức, thì sớm muốn cũng tự đẩy mình vào ngõ cụt.

Bài viết mang quan điểm của tác giả.

 

Lý do Trấn Thành thống trị đế chế gameshow bất chấp chỉ trích, khó ai có thể vượt mặt!

(Techz.vn) Điều gì đã khiến Trấn Thành thống trị hàng loạt chương trình truyền hình bất chấp những ý kiến trái chiều từ khán giả?