Đời sống

Nam sinh tự tử bất thành do áp lực thi vào lớp 10, gia đình tiết lộ điều không ngờ

Nam sinh tự tử bất thành do áp lực thi vào lớp 10, gia đình tiết lộ điều không ngờ

Nhận thông báo kết quả kì thi vào lớp 10 không như kỳ vọng, nam sinh 15 tuổi đã nghĩ đến chuyện dại dột, may mắn được gia đình phát hiện kịp thời và đưa em đi cấp cứu. 

Mới đây, Khoa Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện E Hà Nội) đã tiếp nhận 1 bệnh nhân 15 tuổi, đang là học sinh và vừa tham gia kì thi chuyển cấp. Nam sinh viên nhập viện để khám vì các rối loạn tâm thần do áp lực thi cử.

Theo tiết lộ của gia đình, sau khi biết điểm số từ kì thi chuyển cấp vào lớp 10, nam sinh này chán nản, không dám về nhà vì điểm số không như kì vọng. Sau đó, nam sinh dùng dao cắt tay và cổ để tự sát, gia đình phát hiện nên đưa em vào bệnh viện cấp cứu. Khi sức khỏe thể chất ổn định, bệnh nhân được chuyển qua điều trị sức khỏe tâm thần.

edit-4494826109834426269076112767574425992558785n-17202459951251312928012_11zon

Bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Trưởng Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, cho biết nam sinh này bị rối loạn cảm xúc, có chỉ định điều trị. Theo bác sĩ Chung gần đây, Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E cũng đã tiếp nhận 1 vài trường hợp có dấu hiệu tâm thần tương tự. Bác sĩ Chung cho biết, áp lực thi cử đối với trẻ thường đến từ quá trình ôn thi trước đó. Khi kết quả không được như mong muốn, các bạn học sinh thường chán nản, lo lắng, stress, mất ngủ, suy nhược thần kinh dẫn đến có những suy nghĩ tiêu cực, dấu hiệu khởi phát của bệnh tâm thần. Ngoài ra, ở một số trẻ, khi chịu áp lực điểm thi, có thể tìm tới chất kích thích để giải tỏa như bóng cười, cần sa, các chất hướng thần, đồ uống có cồn…

tram-cam-muon-tu-tu-16654814727721457308632_11zon

Bác sĩ Chung khuyến cáo các gia đình cần để tâm hơn đến con cái, chấp nhận thực tế nếu con cái có điểm số không tốt. Cha mẹ không phán xét, so sánh điểm số của con với bạn khác mà nên động viên để con có tinh thần tốt hơn. 1 số dấu hiệu cảnh báo khi con trẻ đang có áp lực về điểm số các cha mẹ cần lưu ý như con bỗng trở nên trầm tính, buồn vô cớ, hay khóc, thích ở một mình… Ở một số trẻ sẽ có triệu chứng bồn chồn, bất an, đi lại nhiều, đứng ngồi không yên. Nếu nhận thấy 1 trong những dấu hiệu sau ở con, cha mẹ hãy tâm sự, chia sẻ để cùng con giải quyết vấn đề, nếu không thể giải quyết được hãy đến gặp bác sĩ và các nhà tâm lý.