Đời sống

Cường Đô La có vai trò gì tại Quốc Cường Gia Lai? ‘Ứng cử viên sáng giá’ duy nhất thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan?

Sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, ai sẽ là người lên thay thế vị thế của nữ đại gia này tại Quốc Cường Gia Lai. Liệu Cường Đô La có ‘đánh bại’ 1 đối thủ khác để lên nắm quyền điều hành. 

Liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Như Loan – Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị khởi tố, bắt tạm giam, hôm qua ngày 22/7, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) đã lên tiếng cho biết công ty vẫn đang hoạt động bình thường, các hoạt động kinh doanh và giao dịch với các đối tác vẫn đang được thực hiện. Hiện, công ty này đang tìm người lên thay thế bà Loan phụ trách điều hành trong thời gian tới. Vậy ai sẽ là người thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan lên nắm quyền điều hành QCG trong thời gian tới?

Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô La) – thành viên HĐQT, “ứng cử viên sáng giá” duy nhất thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan?

Cường Đô La từng là thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc và là người công bố thông tin tại Quốc Cường Gia Lai. Ông được bổ nhiệm giữ vị trí Phó tổng giám đốc công vào năm 2006 khi 24 tuổi. 2 năm sau, ông xuất hiện trong HĐQT của QCG. Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc, Cường Đô La được cho là đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Quốc Cường Gia Lai trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, vào tháng 11/2018, Cường Đô La đã bất ngờ từ chức tất cả các vị trí tại công ty. Lý do được đưa ra là do anh muốn tập trung cho công việc kinh doanh riêng, thành lập công ty Chánh Nghĩa Quốc Cường (thành lập ngày 25/9/2019). Việc Cường Đô La rời khỏi Quốc Cường Gia Lai đã thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là trong bối cảnh công ty đang gặp nhiều khó khăn và lùm xùm về việc mua bán đất đai.

cuong-do-la-3

Chánh Nghĩa Quốc Cường có vốn điều lệ 1.169 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập là Quốc Cường Gia Lai do bà Loan đại diện và hai cá nhân gồm ông Vương Kim Soa và bà Lý Kim Hoa. QCG ban đầu sở hiwix 74,68% vốn tại Chánh Nghĩa Quốc Cường. Tuy nhiên, trong thay đổi thông tin doanh nghiệp vào tháng 1/2019, Chánh Nghĩa Quốc Cường giảm 63% vốn, từ 1.169 tỷ đồng về còn 428 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Quốc Cường Gia Lai cũng giảm 43,84% về còn 30,84%. Hai cá nhân còn lại gồm ông Soa và bà Hoa cùng tăng sở hữu lên mức 34,6%.

Đầu năm 2019, bà Loan "trao" quyền đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc cho Cường Đô la. Tháng 3/2019, Chánh Nghĩa Quốc Cường tăng vốn điều lệ từ 428 tỷ đồng lên 708 tỷ đồng.

baiprso4-anh1_ypfz

Đến đầu năm 2020, sau khi hoàn tất chuyển nhượng vốn, Quốc Cường Gia Lai không còn liên quan đến công ty của Cường Đô La. Tháng 8/2020, Chánh Nghĩa Quốc Cường đổi tên thành CTCP C-Holdings và tăng vốn từ 708 tỷ đồng lên 850 tỷ đồng. Đặc biệt, Đàm Thu Trang là người xuất hiện trong ban thành viên HĐQT.

Ngoài Cường Đô La, 1 ứng cử viên khác cũng được cho là sáng giá cho việc lên thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan đó là ông Lại Thế Hà - Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc QCG (thông tin tại BCTC hợp nhất năm 2023 được kiểm toán bởi Kiểm toán DFK Việt Nam).

quoc-cuong-gia-lai-17216937268201011219095

Được biết, ông Hà đang sở hữu 597.500 cổ phần, chiếm 0,21% vốn điều lệ của Quốc Cường Gia Lai. Trước khi thay thế bà Loan giữ chức Chủ tịch HĐQT từ năm 2020, ông Hà cũng đã “đồng hành” cùng bà Loan tại Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường trong vai trò là Phó Giám đốc.