Đời sống

‘Huyền thoại’ về thủ lĩnh đầu tiên cắm mốc chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, 1 ngôi mộ nói lên tất cả

‘Huyền thoại’ về thủ lĩnh đầu tiên cắm mốc chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, 1 ngôi mộ nói lên tất cả

Từ thời các chúa Nguyễn, đầu thế kỉ XVII, khai thác Biển Đông, kinh tế biển, bảo vệ Biển Đông đã được các chính quyền thời ấy rất quan tâm. Các đội khai thác Biển Đông như đội Hoàng Sa, đội Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Ba, đội Quế Hương Hàm với nhiệm vụ kinh tế và sẵn sàng ứng chiến với kẻ xâm phạm biển đảo.

Vào năm Bính Thân 1836, phụng mệnh vua Minh Mạng, ông Phạm Hữu Nhật -  Chánh đội trưởng thủy quân suất đội của triều đình nhà Nguyễn đã đem binh thuyền đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa.

1-rcui-1689217066.jpg
 
Ông Phạm Thoại Tuyền kể chuyện về tiền nhân Phạm Hữu Nhật.
 

Sử liệu ghi chép lại, vào thời điểm ấy, Vua Minh Mạng phê trong bản tấu của Bộ Công rằng: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, dày một tấc làm cột mốc…,”

Phụng mệnh vua, ông Phạm Hữu Nhật đã mang theo 10 bài gỗ làm dấu mốc, trên mặt bài khắc chữ “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh ra Hoàng Sa, xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ…”.

Nhóm của ông Phạm Hữu Nhật đã mất thời gian 18 năm ròng ở trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền. Không chỉ cắm những cột mốc cụ Nhật và nhóm còn trồng cây, xây miếu, dò để biết biển chỗ nào nông, sâu làm dấu cho những chiếc thuyền ra Hoàng Sa sau này biết để tránh.

a2-gbxb-1689217069.jpg
 
Tượng đồng cụ Phạm Hữu Nhật.
 

Ông Phạm Thoại Tuyền – hậu duệ đời thứ 5 của Chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật cho biết, không biết cụ Nhật đi ra Hoàng Sa bao nhiêu chuyến thế nhưng vào năm 1854, cụ “một đi không trở lại”, đó cũng là chuyến cuối cùng của cụ. Vì vậy, người trong họ đã an tang cụ bằng nấm mồ chiêu hồn với hình nhân thế mạng mà không có hài cốt thật.

Phải đến năm 2007, con cháu dòng họ Phạm mới tình cờ phát hiện ra tung tích cụ Phạm Hữu Nhật trong chuyến sưu tầm tài liệu. Theo đó, cụ Phạm Hữu Nhật tên thật là Phạm Văn Triều, là thế hệ thứ tư của tộc họ Phạm ở huyện đảo Lý Sơn. Điều này đã được minh chứng qua linh vị được ghi trên bia mộ cổ: “Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị sanh Giáp Tý niên 1804, Giáp Dần 1854 tôn điệt phụng tự”. Mộ của Phạm Hữu Nhật là 1 trong những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

 

Jackpot ‘nổ’ liên tục, Vietlott tiếp tục tìm thấy tỉ phú chỉ sau 1 đêm, giải hơn 100 tỷ chờ chủ nhân

Chỉ từ đầu tháng 7 đến nay, Vietlott liên tục ghi nhận các tỷ phú sau 1 đêm, trả thưởng gần 100 tỷ đồng.