Đời sống

Bật mí ‘cha đẻ’ của Đập Tam Hiệp: ‘Siêu đập’ lớn nhất thế giới làm chậm quá trình quay của Trái Đất

Bật mí ‘cha đẻ’ của Đập Tam Hiệp: ‘Siêu đập’ lớn nhất thế giới làm chậm quá trình quay của Trái Đất

Đập Tam Hiệp là một công trình khổng lồ với chiều cao 181 m, chiều dài 2.335m và chi phí xây dựng 203 tỉ NDT (31,765 tỉ USD). Đây là con đập lớn nhất thế giới và cũng là con đập gây ra nhiều tranh cãi nhất. Nhiều chuyên gia cho rằng, “siêu đập” Tam Hiệp làm chậm quá trình quay của Trái Đất bởi khi đập ở mức tối đa, hồ chứa chứa 42 tỷ tấn nước, khiến chuyển động xoay của Trái Đất chậm lại và làm tăng độ dài của một ngày thêm 0,06 micro giây.

dap-tam-hiep-trung-q-1689135520.jpeg
 

Ngoài ra, con đập này còn gây tranh cãi khi ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh. Ước tính có khoảng 265 triệu gallon nước thải thô bị lắng xuống dòng Dương Tử mỗi năm. Xói mòn hồ chứa cũng đã gây ra lở đất.

Khu vực xung quanh đập Tam Hiệp là ngôi nhà của 3.400 loài côn trùng, hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn, 300 loài cá và 6.400 loài thực vật. Con đập ảnh hưởng tới các loài này và môi trường sống của chúng.

dap-tam-hiep-2-1689135551.jpg
 

Dù còn nhiều tranh cãi, xong Trung Quốc đã phải mất hàng chục năm để có thể biến ý tưởng thành hiện thực, xây dựng con đập khổng lồ. Được biết, ý tưởng xây Đập Tam Hiệp được thảo luận đầu tiên vào những năm 1920 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tôn Trung Sơn được coi là ‘cha đẻ’ của Đập Tam Hiệp khi đưa ra ý tưởng xây dựng từ đầu năm 1919. Ông cho biết đập này không chỉ phát điện mà còn giúp kiểm soát lũ lụt trên sông Dương Tử và thể hiện được sức mạnh mới của Trung Quốc.

bbi1-1689135678.jpg
 

Tuy nhiên, phải mãi đến 14/12/1994, chính phủ Trung Quốc mới khởi công xây dựng đập Tam Hiệp, cơ bản hoàn thành vào năm 2006 và vận hành đầy đủ chức năng vào năm 2012.

 

Bất ngờ trước khối lượng CO2 được giảm thải khi siêu đập Tam Hiệp hoạt động

Những lợi ích mà đập Tam Hiệp đem lại cho con người rất nhiều, thế nhưng cũng có những hệ quả ngược lại.