Tài chính

Giá vàng 30/7: Dịch bệnh tái phát, giá vàng đều đặn đi lên sau cú tăng vọt đỉnh cao

Giá vàng trong nước

Tính tới 8h30 sáng 30/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,65 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 330 nghìn đồng ở chiều mua vào và tăng 100 nghìn đồng chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.

A71A9061

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,97 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 400 nghìn đồng ở chiều mua vào và tăng 150 nghìn đồng chiều bán ra so với cuối phiên giao dịch 29/7.

Giá vàng thế giới

Tới 8h30 sáng 30/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.966 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.983 USD/ounce.

Đêm 29/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.952 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.969 USD/ounce.

Giá vàng hiện cao hơn khoảng 28,3% (431 USD/ounce) so với đầu năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 55,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 2,3 triệu đồng so với giá vàng trong nước.

Vàng thế giới tiếp tục xu hướng đi lên bất chấp áp lực chốt lời khá lớn sau khi mặt hàng này tăng phi mã lên mức cao nhất mọi thời đại mới: 1.980,57 USD/ounce. Giới đầu tư thận trọng với triển vọng kinh tế Mỹ. Vàng tiếp tục xu hướng đi lên trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và tiếp tục bơm tiền nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ.

Mặt hàng kim loại quý tăng giá còn do đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên phạm vi toàn cầu, trong khi đó căng thẳng Mỹ - Trung Quốc đã làm giảm hy vọng về một giai đoạn phục hồi nhanh chóng cho kinh tế thế giới.

Trước đó, vàng đã có 8 phiên tăng liên tiếp và vọt từ ngưỡng 1.800 USD/ounce lên ngưỡng 1.980 USD/ounce. Đây là một cú bứt phá hiếm có trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Gia-vang-sang-nay-24-7-Lien-tuc-tang-1-1595556235-973-width800height542

Với cú tăng dữ dội, áp lực bán chốt lời đối với vàng là rất lớn. Bên cạnh đó, số liệu bất ngờ về doanh số bán nhà của Mỹ cũng khiến vàng bị bán mạnh. Theo Hiệp hội các nhà địa ốc Mỹ, chỉ số giao dịch nhà chờ bán của Mỹ trong tháng 6 đạt 116,1 điểm, so với mức 99,6 điểm trong tháng 5. Doanh số giao dịch nhà chờ bán trong tháng 6 tăng 6,3% so với cùng kỳ bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Đồng USD hồi phục từ đáy 2 năm cũng là một trở ngại đối với đà tăng của vàng. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn có xu hướng đánh cược vào mặt hàng kim loại quý này.

Trên CNBC, một đại diện của Commonwealth Bank of Australia cho rằng, vàng sẽ vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong tháng 8. Nhu cầu mua vàng vói vai trò là công cụ đầu tư an toàn tiếp tục tăng lên.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 29/7 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 thêm khoảng 300-600 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 29/7, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 56,32 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,55 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 56,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,72 triệu đồng/lượng (bán ra).

 

Giá vàng 29/7: Chạm mốc cao nhất lịch sử và vẫn có xu hướng tăng lên

(Techz.vn) Sau khi chạm mốc cao kỉ lục trong vòng 9 năm qua thì giá vàng ngày 29/7 vẫn không có dấu hiệu ngừng tăng.