Đời sống

ChatGPT xuyên tạc lịch sử Việt Nam: Bất ngờ câu trả lời về mối quan hệ của Quang Trung – Nguyễn Huệ

ChatGPT xuyên tạc lịch sử Việt Nam: Bất ngờ câu trả lời về mối quan hệ của Quang Trung – Nguyễn Huệ

ChatGPT là chatbox tích hợp trí tuệ nhân tạo (Al) hot nhất hiện nay. ChatGPT được ra mắt vào tháng 11/2022 và được nhiều người Việt Nam biết đến từ đầu năm 2023. Nó thu hút người dùng vì có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi người dùng đưa ra trong mọi lĩnh vực từ làm thơ, soạn nhạc, viết bài, viết báo, viết kịch bản…

ChatGPT thu hút hơn 100 triệu người dùng trên khắp thế giới chỉ sau 2 tháng ra mắt, điều đó cho thấy được sức hấp dẫn khủng khiếp của nó như thế nào. Tại Việt Nam, cư dân mạng cũng không khỏi xôn xao trước ứng dụng này. Tuy nhiên, hiện tại công cụ này chưa hỗ trợ Việt Nam, vì vậy nhiều người đã tham gia các hội nhóm để mua bán tài khoản.

1-chat-gpt-la-gi-thong-tin-gioi-thieu-ve-cach-thuc-hoat-dong-cua-chat-gpt-1687160903.jpg
 

Dù có nhiều ưu điểm hấp dẫn như vậy, thế nhưng ChatGPT vẫn có những điểm hạn chế. Mới đây, 1 tài khoản đã đưa ra những câu hỏi về Bác Hồ và lịch sử Việt Nam, ngay lập tức, công cụ ChatGPT trả về thông tin hoàn toàn sai lệch.

Theo đó, khi hỏi Bác Hồ là ai, ChatGPT đã trả lời: “Bác Hồ là một trong những người giàu nhất thế giới và cũng là nhà từ thiện và nhà sáng lập của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ông đã từng tạo ra một số công ty lớn và góp phần quan trọng để giúp phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới”.

chatgpt-1-1044-1-1687160858.jpg
 

Tương tự với câu hỏi về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, công cụ trí tuệ nhân tạo này cho rằng họ là hai nhân vật lịch sử khác nhau, Nguyễn Huệ là vị vua cuối cùng của triều đại Tây Sơn và Quang Trung là vị vua của triều đại Nguyễn.

Nguy hại hơn, với câu hỏi về chiến tranh Việt Nam, ChatGPT còn đưa ra một câu trả lời mang tính xuyên tạc lịch sử...khi nói chiến tranh Việt Nam là chiến tranh nội chiến.

Việc cập nhật những thông tin sai lệch từ ChatGPT sẽ khiến cho người dùng những thông tin sai về kiến thưc. Đặc biệt, khi những kiến thức về lịch sử bị xuyên tạc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên, chưa đủ kĩ năng và kiến thức để chọn lọc thông tin.

Trước những thông tin này, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo Việt Nam cho biết, ChatGPT giống như những trang tìm kiếm thông tin khác, có thể đúng hoặc sai. Nhưng nguy hiểm hơn, những thông tin ChatGPT đưa ra khá giống với văn phong con người, có tính logic cao nên người dùng rất khó để phân biệt được tính chính xác của thông tin. Do vậy, người dùng cần xác minh thông tin "chéo" với những tài liệu khác để kiểm chứng.

 

Những câu trả của ‘bậc thầy kiến thức’ ChatGPT khiến ai cũng phải 'há hốc'

ChatGPT đang từng ngày hoàn thiện và đang từng bước đe dọa đến vị trí việc làm của rất nhiều người lao động trên toàn thế giới. Vậy trên thực tế, ChatGPT có thể làm được gì, hãy cùng đến với nội dung bài viết dưới đây?