Đời sống

Đoạn clip 2 cô gái đổ đèo Tam Đảo đang gây ám ảnh nhất lúc này

Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip 2 cô gái gặp tai nạn trong lúc đổ đèo Tam Đảo khiến nhiều người bàng hoàng, xót xa. 

Mới đây mạng xã hội chia sẻ đoạn clip 2 cô gái gặp tai nạn trong lúc đổ đèo Tam Đảo nhận được sự quan tâm lớn. Cụ thể, trong đoạn clip được chia sẻ, 2 cô gái đi xe tay ga lên Tam Đảo, tuy nhiên khi đổ đèo đã không kiểm soát được tốc độ, dù đã dùng chân để hãm tốc độ nhưng sau đó vẫn đâm vào lan can bên đường và bắn ra khỏi xe. Theo 1 nguồn thông tin, 2 cô gái đã được 1 tài xế lái ô tô đưa đến trạm y tế gần nhất Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Hiện tại, chưa rõ tình trạng 2 cô gái này ra sao. Được biết, theo 1 tài khoản chia sẻ, sự việc này xảy ra vào khoảng 15h41 ngày 20/4 tại Tam Đảo.

491405150_1002639205329779_5630784055272153275_n

5

2 cô gái văng ra khỏi xe máy khi đổ đèo ở Tam Đảo. 

Dưới đoạn clip, nhiều người bày tỏ sự xót xa, mong tình trạng sức khỏe 2 cô gái ổn định. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đưa ra lời khuyên cho những người tay lái yếu, đặc biệt không nên đi xe tay ga để đổ đèo.

Tài khoản Q.P viết : ‘Dù bạn có tay lái vững đến đâu, xe ga vẫn không có khả năng hãm tốc bằng số như xe số. Trong tình huống bất ngờ, phanh dễ cháy, xe dễ trôi – mạng sống khó giữ. Nếu là xe số, chỉ cần cài số 1, xe đã giảm tốc rõ rệt, kiểm soát tốt hơn nhiều. Đừng đánh cược mạng sống chỉ vì chủ quan. Không phải cứ xe chạy được là chạy được trên mọi cung đường’

Đây cũng không phải trường hợp đầu tiên bị mất phanh khi đổ đèo ở Tam Đảo. Trước đó, trên mạng xã hội cũng từng xuất hiện đoạn clip 1 gia đình sử dụng chiếc xe Honda SH khi đang đổ đèo thì bị mất phanh, may mắn chiếc xe đã được hỗ trợ của 1 người đàn ông đi trên đường giữ lại đúng nhịp và an toàn.

Vậy khi xe bị mất phanh thì nên xử lý như thế nào ?

Trên thực tế, do đặc thù cấu tạo của xe tay ga không thể chủ động về số thấp để hãm động cơ như xe số thông thường mà chỉ có thể dùng đến phanh để giảm tốc độ, do đó sẽ gặp bất lợi nhất định khi đổ đèo.

Khi người điều khiển xe tay ga bóp phanh liên tục lúc xuống dốc sẽ khiến phanh xe nóng rất nhanh, má phanh bị mài mòn, thậm chí phanh hoàn toàn mất tác dụng như trong trường hợp chiếc xe trong đoạn clip trên.

Theo Vietnamnet đưa tin, các chuyên gia về lái xe an toàn cho biết, xe tay ga vẫn hoàn toàn có thể đi đường đèo dốc 1 cách an toàn nếu nắm chắc 1 số nguyên tắc như sau :

-        Tuyệt đối không tắt máy để xe tự trôi : Việc tắt máy để xe trôi sẽ khiến xe hoàn toàn mất lực hãm từ động cơ thông qua ly hợp. Lúc này chỉ duy nhất phanh làm nhiệm vụ giảm tốc độ khiến bộ phận này có nguy cơ mất tác dụng.

-        Sử dụng kỹ thuật ‘mớm ga’ : Thực chất, xe ga không phải không có ‘phanh động cơ’, mà động cơ bám hay không lại phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng xử lý của lái xe. Nguyên lý chung của đa số xe ga là bộ phận ECU sẽ điều khiển côn bám khi có tác động từ tay ga, còn khi nhả ga hoàn toàn trong một khoảng thời gian nào đó thì côn sẽ được điều khiển nhả để xe tự trôi. Do đó, khi xuống dốc, không nên nhả ga hoàn toàn mà thỉnh thoảng vẫn phải "mớm" nhẹ ga và có thể kết hợp phanh. Điều này khiến côn của xe vẫn bám và tạo ra lực hãm giúp chiếc xe không bị trôi nhanh khi xuống dốc.

-        Duy trì tốc độ vừa phải : Theo những người có kinh nghiệm, nên lái xe xuống dốc duy trì ở tốc độ 20 – 30km/h là hợp lý. Nếu đi quá chậm, ECU trên một số xe sẽ tự động ngắt côn khiến xe bị mất lực hãm từ động cơ. Còn nếu đi quá nhanh, côn sẽ không còn có tác dụng hãm nữa mà biến thành đẩy. Đồng thời, đi càng nhanh thì quán tính càng lớn, đồng nghĩa với phanh xe sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn.

-        Chia thành các chặng để nghỉ: Nếu đi liên tục sẽ dễ dẫn đến việc chiếc xe bị mất phanh. Nên chia các chặng để nghỉ, đặc biệt với những đoạn dốc dài giúp phanh xe được nghỉ ngơi, bớt nóng và sớm trở lại trạng thái hoạt động tốt nhất.