Khám phá mới

Cuộc đời đầy bi kịch của nữ hoàng đế đầu tiên của Việt Nam đến chết vẫn không được yên

Lý Chiêu Hoàng là nữ hoàng đế đầu tiên của lịch sử Việt Nam. Nhìn lại cuộc đời của bà đúng là một “mớ” bi kịch, bà bị ép giáng chức Hoàng hậu, nhiều lần xuống tóc đi tu, rồi kể cả khi xuất gia vẫn bị chồng cũ gả cho bầy tôi. Chưa hết, cho đến lúc đã chết đi, người phụ nữ này vẫn bị mang tiếng là có tội với dòng họ Lý nên không được thờ chung với nơi thờ cúng tổ tiên.

Nữ Hoàng đế đầu tiên, lên ngôi lúc 7 tuổi

202004220548026136-4174d7e1-4b1a-4f58-ac51-e4902b8377a0
Ảnh minh họa

Thời nhà Lý được Thái tổ Lý Công Uẩn sáng lập từ năm 1009, tuy nhiên, trải qua nhiều thời kỳ hưng thịnh, đến thời vua Huệ Tông, quá trình thịnh trị đã không còn. Vua Lý Huệ Tông thời gian cuối đời chỉ ăn chơi, rượu chè nên dường như mọi quyền lực nằm trong tay Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ.

Sau đó, Lý Huệ Tông bị ép nhường ngôi cho con gái mới 7 tuổi khi ấy chính là Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Lý Chiêu Hoàng cũng như bắt đầu cho triều đại nhà Trần.

Theo như Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vào tháng 6 năm Ất Dậu (năm 1225) và nhường ngôi vào tháng 11, chỉ vỏn vẹn gần nửa năm trên ngai vàng.

ly-chieu-hoang-cuoc-doi-bi-kich-cua-nu-hoang-de-dau-tien-741b1852
Ảnh minh họa

Tháng 11 năm 1225, bà bị ép xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, cũng kể từ đây, “cuộc hôn nhân chính trị” khiến triều đại nhà Lý rơi vào tay nhà Trần, Lý Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu trẻ tuổi nhất lịch sử.

Chuỗi những bất hạnh của vị nữ Hoàng đế đầu tiên

Thời gian 10 năm chung sống với Trần Cảnh trôi qua êm ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, năm 1233, bà sinh ra Thái tử, nhưng đứa con lại chết ngay sau khi sinh. Đến năm 1237, so lo sợ huyết thống Hoàng gia bị đứt đoạn, Thuận Thiên công chúa được lập lên làm Hoàng hậu, còn Lý Chiêu Hoàng bị giáng xuống làm Công chúa.

Đau khổ, buồn bã, Chiêu Thánh quyết định xuất giá đi tu. Thế nhưng đây chưa phải là nơi giúp bà giải thoát những bi kịch cuộc đời, đúng hơn, đây chính là nơi diễn ra biến cố lớn nhất cuộc đời bà.

Năm 1258, Lê Phụ Trần vì có công cứu vua thoát chết nên để trọng thưởng cho người này, Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) đã gả Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần. Nhiều ghi chép sau này đã chê trách việc vua Trần Thái Tông mang vợ cũ gả cho Lê Phụ Trần là bầy tôi.

202004220550347952-a54c6a09-865f-4bf5-929d-45eeed4b8096
Ảnh minh họa

20 năm chung sống với Lê Phụ Trần, bà sinh được hai người con. Tuy nhiên, đến năm 1277, khi nghe tin chồng cũ là Thượng hoàng Thái Tông qua đời, sự dày vò của quá khứ khiến Chiêu Thánh mang tâm bệnh và tìm đến sự giải thoát bằng cách trẫm mình xuống nước ở độ tuổi 61.

202004220551430021-5212f25f-d8d9-4730-a422-9e296c0f058a
Đền thờ Lý Chiêu Hoàng tại Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Mang nhiều bất hạnh từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi, thế nhưng bi kịch vẫn chưa buông tha Lý Chiêu Hoàng. Sau khi từ biệt cõi đời, bà được táng tại bìa rừng Báng, phía Tây Thọ Lăng Thiên Đức. Sở dĩ Lý Chiêu Hoàng không được thờ chung tại đền Đô mà phải thờ riêng vì bà là người bị xem là có tội với dòng họ, khi để mất nước vào tay kẻ khác.

 

Lâm Vỹ Dạ "ngậm đắng nuốt cay" khi bị Hari Won và Cris Phan "cà khịa tập thể”

(Techz.vn) - Nhan sắc của Lâm Vỹ Dạ bị Hari Won và Cris Phan mang ra “chế giễu”: “Bình thường giống như con ma, hôm nay thì khác chẳng ra giống gì” khiến “chị đại” vô cùng bức xúc.