Dù Hoàng Đế nắm trong tay quyền sinh, quyền sát thế nhưng ở 1 khía cạnh nào đó, Hoàng đế phải trải qua nhiều quy tắc, nghi thức phức tạp trong đời sống. Một trong số đó là những quy tắc rất kì lạ về ăn uống.
Hoàng đế là người đứng đầu 1 nước nên đương nhiên có vô số kẻ muốn soán ngôi, tuy nhiên, Hoàng đế được bảo vệ bởi rất nhiều cao thủ nên việc tấn công bằng vũ lực chắc chắn không đơn giản như vậy. Chính vì vậy, người xưa thường nghĩ ra cách hạ thủ bằng cách đầu độc. Thức ăn của hoàng đế đã trở thành lựa chọn hàng đầu của những kẻ có mưu đồ. Nhưng dù kế hoạch có tốt đến đâu thì việc đó vẫn không hề dễ dàng, bởi để đồ ăn đến được với vua phải trải qua rất nhiều quy trình và công đoạn.
Lấy thời nhà Thanh làm ví dụ, nơi hoàng đế nấu cơm được gọi là “Nhà bếp hoàng gia”, những người có thể làm việc trong đó không phải là người bình thường, họ phải là cộng sự thân cận của Bát kỳ trong hoàng gia. Và công việc của họ là làm cho Hoàng đế ăn uống ngon miệng mỗi ngày, nếu một món ăn chỉ mắc một sai sót nhỏ nhất thì chắc chắn họ sẽ chết. Từ việc lựa chọn nguyên liệu, làm sạch, cho vào nồi nấu và cuối cùng là lấy ra khỏi nồi đều phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau.
Nếu chỉ nấu và dọn ra bàn thì quá đơn giản, trên đường đi giao đồ ăn phải có người theo dõi và ghi lại từng món ăn được chuyển đi trên đường như thế nào. Sau khi đồ ăn đã bày lên bàn, sẽ có người nếm thử trước, sau đó dùng kim bạc để kiểm tra xem chúng có độc hay không, qua nhiều bước như vậy, khi Hoàng đế ăn thì đồ ăn đã nguội rồi.
Trong lúc ăn, Hoàng đế cũng phải đặc biệt chú ý việc “Ăn không quá ba lần”, có nghĩa là hoàng thượng nhiều nhất chỉ được ăn một món ba lần, mục đích là để ngăn cản người khác biết sở thích món ăn của vua là gì, để ngăn cản kẻ có ý định đầu độc. Vì vậy, Vua Phổ Nghi từng đề cập trong cuốn tự truyện của mình rằng ông chưa bao giờ ăn đồ nóng, mỗi lần đồ ăn được chuẩn bị trước mặt thì đã gần như nguội nên ông chỉ có thể ăn đồ nguội.