Đời sống

Ý nghĩa xâu xa của bánh chưng không phải ai cũng biết

Bánh chưng là 1 món ăn truyền thống ngày Tết xuất hiện trong hầu hết các gia đình. Thế nhưng có thể không phải ai cũng biết ý nghĩa thực sự của bánh chưng.

Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Tục gói bánh chưng đã có từ thời các vua Hùng và 1 trong những giá trị không thể thiếu đi cùng năm tháng lịch sử của người dân Việt Nam.

banh-chung-1706964085.jpg
 

Bánh làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt  không chỉ là món ăn ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về lòng biết ơn, sự sum vầy và tinh thần đoàn kết của dân tộc.

Hình vuông và màu xanh của lá dong tượng trưng cho đất

Bánh chưng được gói hình vuông, có màu xanh tượng trưng cho Đất. Theo quan niệm của người Việt, Đất là mẹ, là nơi sinh ra và nuôi dưỡng con người. Bánh chưng được gói thành từ nhiều lớp lá, cẩn thận, nhẹ nhàng bao bọc lấy lớp nhân bên trong một cách gọn gàng như lòng mẹ luôn bao bọc và chở che cho các con khỏi giông bão cuộc đời.

a18-1706964085.jpg
 

Với nhiều thế hệ người dân Việt Nam, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan ngày Tết sum họp, đoàn tụ.  Chính vì ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa văn hóa và cả ý nghĩa tinh thần đó mà tục gói bánh chưng, bánh dày ngày Tết đã trở thành tục lệ cổ truyền. Cứ vào dịp 27, 28 Tết hàng năm, các gia đình đều tất bật chuẩn bị cho phần gói bánh chưng.

Để có những chiếc bánh chưng ngon, dẻo thì phải chọn được những nguyên liệu ngon như gạo nếp dẻo, thịt lợn tươi kết hợp cả mỡ và nạc và đỗ xanh thơm ngon.

nguyen-lieu-goi-banh-chung-1706964085.jpg
 

Gạo nếp sau khi đã được xóc muối cho ngấm thì được đổ vào khuôn lót lá dong riềng, từng nắm đỗ đã được đãi sạch sẽ để ráo nước, rồi đặt từng miếng thịt đã ướp hạt tiêu vào giữa, sau đó gói lá lại. Dưới bàn tay khéo léo của người dân, từng chiếc bánh vuông vức, nhân đều ở giữa, gạo rền xanh mướt, thơm phức hương dong được ra đời.