Đời sống

Tiền có mua được hạnh phúc không? Có rất nhiều tiền có mua được không?

Tiền có mua được hạnh phúc không? Có rất nhiều tiền có mua được không?

Dù giàu hay nghèo, mỗi người sẽ có những mức độ hài lòng với cuộc sống khác nhau. Vậy tiền có mua được hạnh phúc hay không? Đây là câu hỏi mà hàng thập kỷ qua vẫn chưa có câu trả lời.

Mới đây, 1 cuôc khảo sát của các nhà khoa học trên 3.000 người từ cộng đồng bản địa và nhiều địa phương trên khắp thế giới cho thấy 36% trong số họ không có thu nhập bằng tiền mặt.

Các cuộc khảo sát cho thấy mặc dù có rất ít tiền nhưng nhiều người trong số này cho biết họ hài lòng với cuộc sống ở mức độ cao.

80864995-0-image-a-21-1707132415034-1707212153.jpg
 

Victoria Reyes-Garcia, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Mối tương quan chặt chẽ thường thấy giữa thu nhập và sự hài lòng trong cuộc sống không phải là phổ biến và chứng minh rằng sự giàu có – được tạo ra bởi các nền kinh tế công nghiệp hóa – về cơ bản không cần thiết để con người có cuộc sống hạnh phúc”.

Cho đến nay, tăng trưởng kinh tế được nhiều người coi là giải pháp chắc chắn để nâng cao phúc lợi cho người dân ở các nước có thu nhập thấp.

Trên thực tế, các cuộc khảo sát toàn cầu trong những năm gần đây đã ủng hộ chiến lược này khi cho thấy người dân ở các quốc gia có thu nhập cao có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống của họ so với những người ở các quốc gia có thu nhập thấp.

anh-1-1481946539263-1047-1707212153.jpg
 

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới của họ, các nhà nghiên cứu đặt ra thách thức liệu liên kết này có phổ biến hay không. Nhóm đã khảo sát 2.966 người từ cộng đồng bản địa và địa phương trên khắp thế giới về thu nhập và sự hài lòng trong cuộc sống của họ.

Kết quả cho thấy trên thang điểm từ 0 đến 10, điểm hài lòng với cuộc sống trung bình là 6,8. Tuy nhiên, một số xã hội có điểm trung bình cao hơn 8 - mức thường thấy ở các nước Scandinavi giàu có.

Eric Galbraith, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Đáng ngạc nhiên là nhiều người dân có thu nhập tiền tệ rất thấp lại báo cáo mức độ hài lòng với cuộc sống trung bình rất cao, với điểm số tương tự như ở các nước giàu”.

Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này cho thấy một số đất nước có thể hỗ trợ cuộc sống rất thỏa đáng cho người dân của họ mà không cần mức độ giàu có vật chất cao. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn không chắc chắn tại sao lại như vậy.

Họ nhấn mạnh rằng nghiên cứu trước đây cho thấy rằng sự hỗ trợ và các mối quan hệ của gia đình và xã hội, tâm linh và sự kết nối với thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng làm nền tảng cho hạnh phúc.

avatar1668496473260-1668496473689813246075-1707212153.jpg
 

Ông Galbraith nói thêm: “Nhưng có thể các yếu tố quan trọng khác nhau đáng kể giữa các xã hội hoặc ngược lại, một tập hợp nhỏ các yếu tố chiếm ưu thế ở khắp mọi nơi”.

'Tôi hy vọng rằng, bằng cách tìm hiểu thêm về những gì khiến cuộc sống trở nên thỏa mãn trong những cộng đồng đa dạng này, nó có thể giúp nhiều người khác có được cuộc sống thỏa mãn hơn trong khi giải quyết cuộc khủng hoảng về tính bền vững.'