Khám phá mới

“Lời nguyền” đáng sợ lăp đi lặp lại của toà vương phủ xa hoa nhất Thanh Triều

Sử cũ ghi lại, Thanh triều năm xưa từng có 6 vị phiên vương, bao gồm Ngô Tam Quế, Thượng Khả Hỷ, Thượng Chi Tín, Cảnh Trọng Minh, Cảnh Kế Mậu và Cảnh Tinh Trung.

Thế nhưng kể từ năm Khang Hi thứ 20 sau khi bình định loạn tam phiên, các Hoàng đế của vương triều này không còn duy trì chế độ phân phong thực quyền phiên vương, ngay cả các hoàng tử đương triều cũng không được phép tự tiện rời khỏi kinh thành. Theo đó, vương phủ của các hoàng tử, hoàng tôn thời bấy giờ sẽ được xây dựng trong nội thành Bắc Kinh.

Trong số đó, toà Vương phủ nổi tiếng khu Tây Thành về độ xa hoa hơn cả có tên gọi “Cung Vương Phủ”. Những ngưởi ở đây đều là những người có uy quyền thời nhà Thanh, như Cung Thân Vương Dịch Hân - em thứ 6 của vua Hàm Phong, con út của vua Càn Long, đặc biệt là Hòa Thân - "sủng thần" của vua Càn Long ở đây ở từ 1776-1799.

Rộng lớn, bề thế là vậy, nhưng nơi đây được xem là nơi không mấy may mắn khi sở hữu “lời nguyền” từng khiến cho hậu duệ của 4 vị chủ nhân trước kia gặp phải không ít tai ương.

Người đầu tiên kể đến đó là Hoà Thân – Đại tham quan khét tiếng thười vua Càn Long.

Loi-nguyen-dang-so-lap-di-lap-lai-cua-toa-vuong-phu-xa-hoa-nhat-Thanh-trieu-4

Ảnh minh hoạ 

Cung vương phủ nằm tại phía tây bắc khu Thập Sát Hải, thuộc Bắc Kinh, Trung Quốc ngày nay. Được ví như "Viên minh châu của Thập Sát Hải", nơi đây sở hữu lối kiến trúc đối xứng cân đối, hài hòa và có thể xem là công trình kiến trúc điển hình cho kiểu nhà vương phủ hoa viên thời Thanh.

Từng là nơi ở của nhiều nhân vật trong hoàg tộc Mãn Thanh, nhưng chắc không nhiều người biết chủ nhân đầu tiên của nơi này chính là Hoà Thân – “sủng thần” của hoàng đế Càn Long đời nhà Thanh.

Cung Vương phủ ban đầu lấy tên là “Hoà đệ” tức phủ nhà họ Hòa do Quân cơ đại thần, Hàn lâm Đại học sĩ Hòa Thân cho xây dựng năm Càn Long thứ 41 (năm 1776). Trong suốt một khoảng thời gian dài dưới thời Càn Long đế, nơi đây vốn là biệt phủ tích trữ số lượng tiền tài khổng lồ của tham quan họ Hòa.

Loi-nguyen-dang-so-lap-di-lap-lai-cua-toa-vuong-phu-xa-hoa-nhat-Thanh-trieu
Không gian được sơn son thếp vang tại phủ Hoà đệ

Thế nhưng , ngày 3/1/1799 tức năm Gia Khánh thứ 4, Thái Thượng hoàng Càn Long quy tiên. Ngay ngày hôm sau Gia Khánh đế bãi chức Quân cơ đại thần, Cửu môn Đề đốc của Hòa Thân và cho khám xét phủ đệ của Hòa Thân (tài sản thu được từ Hòa phủ ước khoảng 20 triệu lượng bạc trắng). Ngày 22/02/1799 Hoà Thân bị ban án tự vẫn.

Kể từ sau khi Hòa Thân qua đời, tòa phủ đệ khổng lồ này được chia làm hai, một nửa giao cho con trai Hòa Thân là Phong Thân Ân Đức và vợ là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa. Nửa còn lại được Gia Khánh tặng cho người em ruột cùng mẹ của mình, tức Khánh Vương Ái Tân Giác La Vĩnh Lân.

Về sau, Phong Thân Ân Đức và công chúa cũng yếu mệnh qua đời tại tòa phủ đệ của họ. Đến năm Quang Đạo thứ ba tức năm 1832, Cố Luân Hòa Hiếu công chúa cũng tạ thế tại đây. Kể từ đó, toàn bộ "Hòa đệ" chính thức trở thành Khánh vương phủ. Biệt phủ của Hòa Thân và gia tộc họ Hòa năm nào cũng đã biến thành tài sản nội bộ của hoàng tộc Ái Tân Giác La kể từ đó.

"Lời nguyền" ám ảnh của tòa vương phủ với 3 vương gia Thanh triều: Hậu duệ rơi vào cảnh tuyệt tự, đoản mệnh

Loi-nguyen-dang-so-lap-di-lap-lai-cua-toa-vuong-phu-xa-hoa-nhat-Thanh-trieu-1
Ảnh minh họa

Tính từ đời Hòa Thân, tòa vương phủ này đã thay đổi nhiều đời chủ nhân. Tuy nhiên trong số đó, nổi bật hơn cả phải kể tới 4 nhân vật bao gồm: Nữu Hỗ Lộc Hòa Thân, Ái Tân Giác La Vĩnh Lân, Ái Tân Giác La Dịch Khuông và Ái Tân Giác La Dịch Hân.

Khánh Thân Vương Vĩnh Lân tiếp quản toà phủ đệ này, nhưng không bao lâu sau đó ông cũng qua đời. 6 người con trai của Vĩnh Lân sau này cũng chẳng hề có kết cục tốt đẹp. Đa số họ là chết trẻ, bị tuyệt tự hoặc  bị trị tội, cách chức.

Trong số này, người được kế thừa tước vị Khánh thân vương của Vĩnh Lân là con trai thứ ba tên Miên Mẫn. Tuy nhiên Miên Mẫn cũng không trường thọ, chỉ sống tới năm 40 đã qua đời, lại không có con ruột. Sau khi ông mất, người em trai thứ năm là Miên Đễ kế thừa tước vị cùng vương phủ, nhưng không lâu sau cũng mắc tội mà bị cách chức.

Loi-nguyen-dang-so-lap-di-lap-lai-cua-toa-vuong-phu-xa-hoa-nhat-Thanh-trieu-2
Chân dung Ái Tân Giác La Dịch Khuông - một trong những nhân vật hiếm hoi thoát khỏi
"lời nguyền"

Tới đây, chức vị và phủ đệ của Khánh Thân vương được trao lại cho Dịch Khuông, con thừa tự của Miên Mẫn. Ái Tân Giác La Dịch Khuông vốn không phải con ruột Miên Mẫn mà là con của em trai, gọi Miên Mẫn là bác. Tuy nhiên Dịch Khuông cũng nhanh chóng bị kết tội và mất đi quyền sở hữu đối với tòa vương phủ này. Điều kỳ lạ lại nằm ở chỗ, kể từ sau khi chuyển khỏi nơi đây, số phận của ông lại khởi sắc hơn bao giờ hết.

Thậm chí vào năm 1898, Dịch Khuông còn được phong làm Thiết Mạo Tử Vương (đặc quyền cho số ít các vương gia nhà Thanh có thể truyền lại tước vị cho con mà không bị giáng cấp). Kể từ đó, Dịch Khuông sở hữu tiền tài vô số, sau đó còn sinh hạ 6 người con trai và 12 con gái.

Sau khi Dịch Khuông rời đi, nơi đây liền được Hàm Phong ban thưởng cho em trai là Cung thân vương Dịch Hân. Cái tên "Cung vương phủ" cũng có từ đó.

Loi-nguyen-dang-so-lap-di-lap-lai-cua-toa-vuong-phu-xa-hoa-nhat-Thanh-trieu-3
Chân dung vị chủ nhân thứ 4 

Kể từ khi trở thành vị chủ nhân thứ 4 của tòa vương phủ này, gia tộc Dịch Hân lại tiếp tục phải đón nhận những điều không may mắn. Bằng chứng 4 người con trai của ông không phải chết yểu thì cũng vắn số.

Trong số đó, người con trưởng chỉ sống tới 28 tuổi, con thứ tuy may mắn hơn nhưng cũng không thọ lâu, tới năm 49 tuổi đã qua đời. Hai người con trai còn lại của Dịch Hân đều không may yểu mệnh từ khi còn rất nhỏ.

 

Đắng lòng vị hoàng đế có 127 người con trai, nhưng không ai là con đẻ

(Techz.vn) - Nổi tiếng là vị hoàng đế hoang dâm, tàn bạo nhất thời nhà Minh, đam mê tửu sắc, hậu cung cả ngàn giai nhân, có tới 127 người con trai, nhưng Minh Vũ Tông lại chẳng có một mụn con ruột.