Khám phá mới

Bí mật đằng sau những chiếc khăn quàng cổ của phi tần nhà Thanh

Bí mật đằng sau những chiếc khăn quàng cổ của phi tần nhà Thanh

Chiếc khăn trắng quàng cổ góp phần tạo nên sự đặc sắc của những bộ xiêm y triều đai nhà Thanh. Thế nhưng thật khó tin khi những chiếc khăn này lại được dùng để che giấu khuyết điểm của trang phục truyền thống thuộc triều đại này.

Những chiếc khăn trắng trên cổ các phi tần nhà Thanh: Vật tượng trưng cho cấp bậc, địa vị

Bi-mat-dang-sau-nhung-chiec-khan-quang-co-cua-phi-tan-nha-Thanh-2

Theo Bách khoa toàn thư Trung Quốc, những chiếc khăn quàng trên cổ của phụ nữ Thanh triều quyền quý thường được gọi là "Long Hoa Lĩnh Cân", hay có thể gọi tắt là khăn Long Hoa.

Trước kia, loại phục trang này từng có không ít màu sắc, nhưng tới thời nhà Thanh thì khăn trắng lại trở nên phổ biến hơn cả. Chiêc khăn Long Hoa được chọn làm phụ kiện điểm thêm cho trang phục của các phi tần, nguyên liệu được dùng để chế tạo thường là tơ lụa thượng hạng.

Bi-mat-dang-sau-nhung-chiec-khan-quang-co-cua-phi-tan-nha-Thanh-3

Trong hậu cung Thanh triều khi đó, việc phân chia giai tầng, thứ bậc vốn rất được coi trọng. Vì vậy thay vì chỉ là một loại trang sức đơn thuần, khăn Long Hoa đã dần trở thành một vật biểu trưng cho địa vị của các phi tần, mỹ nữ.

Phàm là những người sở hữu thứ bậc khác nhau thì sẽ dùng những chiếc khăn bất đồng về hoa văn, hình vẽ và cả kích thước.

Theo đó, những người mới nhập cung chưa có danh phận cao thường chỉ được dùng khăn không có hình vẽ, hoa văn. Còn những người đứng đầu hậu cung đương nhiên sẽ sở hữu những chiếc khăn Long Hoa được làm bằng chất liệu thượng đẳng nhất và trang trí cầu kỳ độc nhất vô nhị.

Bí mật đằng sau những chiếc khăn Long Hoa

Bi-mat-dang-sau-nhung-chiec-khan-quang-co-cua-phi-tan-nha-Thanh-1

Đa số các ý kiến đều cho rằng khăn Long Hoa dùng để giữ ấm, bởi mùa đông Bắc Kinh được đánh giá tương đối khắc nghiệt. Bên cạnh đó, lại có ý kiến cho rằng khăn Long Hoa được trưng dụng là nhờ sự đẹp mắt và khẳng định cấp bậc.

Tuy nhiên ngoài hai công dụng nói trên, loại khăn quàng cổ được ví như "vật bất ly thân" của phụ nữ quý tộc Mãn Châu thời kỳ này còn có một công dụng khác. Đó chính là tận dụng để làm… cổ áo!

Ít ai biết rằng vào đầu thời nhà Thanh, trang phục truyền thống của hoàng tộc Mãn Châu hầu hết đều thiết kế thành cổ tròn. Cũng bởi vậy mà những bộ xiêm y của họ vô tình đã sở hữu một nhược điểm hết sức khó tin là không có cổ áo.

Bi-mat-dang-sau-nhung-chiec-khan-quang-co-cua-phi-tan-nha-Thanh

 

Do đó, các phi tử vào thời đại này đã đeo khăn Long Hoa để tận dụng chúng làm cổ áo. Vì vậy có ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến loại khăn này trở thành vật bất ly thân phụ nữ hoàng tộc thời bấy giờ thực chất cũng chỉ nhằm để che giấu đi sự khuyết thiếu của trang phục mà thôi.

Dĩ nhiên, việc đeo thêm khăn Long Hoa chẳng những đem lại sự hoàn hảo cho lớp phục trang bên ngoài của họ mà còn tạo sự kín đáo, duyên dáng hơn cho phụ nữ vào thời kỳ này.

Tới cuối thời kỳ này, các loại áo có cổ ngày càng trở nên thịnh hành. Những chiếc khăn Long Hoa cũng vì vậy mà dần "thất sủng" và từ từ biến mất trong dòng chảy của lịch sử Trung Hoa.

Từ những lý do trên đây, không khó để nhận thấy những chiếc khăn trên cổ của các phi tần thời nhà Thanh thực chất có thể xem như một thành phẩm sáng tạo đầy khôn khéo và tinh tế của cổ nhân xưa.

 

Đắng lòng vị hoàng đế có 127 người con trai, nhưng không ai là con đẻ

(Techz.vn) - Nổi tiếng là vị hoàng đế hoang dâm, tàn bạo nhất thời nhà Minh, đam mê tửu sắc, hậu cung cả ngàn giai nhân, có tới 127 người con trai, nhưng Minh Vũ Tông lại chẳng có một mụn con ruột.