Tại sao Nguyễn Xuân Son về Việt Nam để điều trị chấn thương thay vì ở lại Thái Lan thực hiện phẫu thuật ?
Dù tiền đạo Nguyễn Xuân Son bị thương rất nặng, nhưng anh vẫn về Việt Nam để điều trị trấn thương thay vì ở lại Thái Lan thực hiện phẫu thuật.
Tối ngày 5/1, các cổ động viên Việt Nam được dịp tự hào khi tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 với tỷ số 3-2 qua đó giành cúp vô địch với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận.
Nguyễn Xuân Son là tiền đạo xuất sắc khi ghi được 7 bàn thắng sau 5 trận, đoạt danh hiệu Vua phá lưới và được bầu chọn làm Cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tuy nhiên, ở trận lượt về với đội Thái Lan, Nguyễn Xuân Son đã bị chấn thương nặng và phải rời sân khá sớm. Anh bị gãy xương mác và xương chày sau tình huống sút bóng bên cánh phải và được nhập viện Thái Lan ngay sau đó.
Pha chấn thương nặng của Xuân Son trong trận chung kết. Ảnh: Zing
Tuy nhiên, sau khi bàn bạc cùng các bác sĩ, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quyết định đưua Xuân Son về nước để thực hiện phẫu thuật và điều trị thay vì thực hiện tại Thái Lan. Theo báo Dân Trí đưa tin, bác sĩ Trần Chí Khôi, công tác tại khoa Chi dưới, bệnh viện ở TPHCM cho biết, nam cầu thủ bị gãy kín 2 xương cẳng chân, không tổn thương thần kinh mạch máu, không có nguy cơ đe dọa chèn ép khoang. Việc di chuyển bệnh nhân không làm nặng thêm tình trạng bệnh lý, và năng lực y tế Việt Nam có thể điều trị tốt chấn thương như thế này. "Nguyễn Xuân Son nên về nước để điều trị ở chuyên khoa Y học thể thao, vì ngoài phẫu thuật còn quá trình phục hồi chức năng sau mổ", bác sĩ Quốc nói.
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi, Chuyên khoa Cơ xương khớp – Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình cho biết về khả năng hồi phục của Nguyễn Xuân Son, ông cho biết nếu là người bình thường sẽ phải chờ xương liền mới có thể đi lại được, nhưng Xuân Son là cầu thủ bóng đá với thể chất tốt hơn nên thời gian hồi phục có thể ngắn hơn. Tuy nhiên, với chấn thương cầu thủ Nguyễn Xuân Son gặp phải, bác sĩ Thi dự đoán sẽ mất thời gian và cần có một ekip chuyên nghiệp sau mổ để phục hồi chức năng.
“Thời gian phục hồi chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son phải mất tối thiểu 6 tháng trở lên để có thể đá túc tắc trở lại được. Tuy nhiên, cầu thủ cũng chỉ đá được 60%, còn để thi đấu đỉnh cao, trong thời gian dưới một năm là ít khả năng”, bác sĩ Thi dự đoán.
Xuân Son hiện đã được phẫu thuật thành công tại bệnh viện Vinmec.
Theo bác sĩ Thi, đối với các môn thể thao như bóng đá, ở tốc độ cao, mức độ xoắn vặn của các cầu thủ là rất lớn. Chấn thương thường gặp là đứt dây chằng, còn gãy xương thường ít hơn. Chấn thương gãy xương với các cầu thủ thường sẽ nghiêm trọng do sẽ liên quan tới vấn đề liền xương.
Theo các chuyên gia, với trường hợp của cầu thủ Nguyễn Xuân Son, nếu không có các tổn thương khác như dây chằng, khớp gối, bệnh nhân vẫn có thể xoay, chuyển và phản xạ tốt. Tuy nhiên, nếu có tổn thương như đứt dây chằng, khả năng hồi phục sẽ kém hơn.