Khám phá mới

Cận cảnh loài thủy quái khổng lồ 249 triệu tuổi có khuôn mặt rùng rợn và dị biệt

Cận cảnh loài thủy quái khổng lồ 249 triệu tuổi có khuôn mặt rùng rợn và dị biệt

Hóa thạch loài thủy quái này chưa từng được nhìn thấy ở trên thế giới và là loài khổng lồ có gương mặt ghê rợn.

Các nhà khoa học Brazil vừa công bố phát hiện một loài thủy quái lưỡng cư mới, có niên đại 249 triệu năm, chưa từng được biết đến trước đây. Loài thủy quái này được đặt tên là Kwatisuchus rosai, dài khoảng 1,5 mét và có thân hình trông giống như một con cá sấu, nhưng làn da trơn nhẵn hơn và chiếc đuôi 4 cạnh kỳ dị. Nó là 1 loại thủy quái lưỡng cư của kỷ Tam Điệp (200-251 triệu năm trước).

image126361-kwatisuchus-rosai-17066147692591647136885-1-1706688087.jpg
 

Kwatisuchus rosai được phát hiện từ tháng 8/2022 từ hệ tầng Sanga do Cabral ở Rio Grande do Sul - Brazil, nơi từng có hệ thống sông hồ, đầm lầy phức tạp thời cổ đại . Hóa thạch của loài thủy quái này bao gồm một phần hộp sọ, xương hàm, cột sống và chi. Các nhà khoa học cho biết, Kwatisuchus rosai là một loài lưỡng cư, có thể sống cả trên cạn và dưới nước.

image-12636-2e-kwatisuchus-rosai-1706688087.jpg
 

Kwatisuchus rosai sống vào thời điểm ngay sau đại tuyệt chủng Permian-Triassic, một trong những sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái đất. Đại tuyệt chủng này đã khiến cho hơn 90% các loài sinh vật biển và 70% các loài sinh vật trên cạn bị tuyệt chủng.

Sự sống sót của Kwatisuchus rosai sau đại tuyệt chủng là một điều đáng chú ý. Các nhà khoa học cho rằng, loài thủy quái này có thể đã sống sót nhờ khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường căng thẳng. "Kwatisuchus rosai là một phát hiện quan trọng, giúp chúng ta hiểu thêm về sự đa dạng của các loài động vật lưỡng cư trong kỷ Tam Điệp", nhà cổ sinh vật học Rodrigo Tempêra, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

kwatisuchus-rosai-novataxa-2024-pinheiro-eltink-paes-neto-at-felipinheir-1706688093.jpg
 

Kỉ Tam Điệp là một thời kỳ biến động lớn về khí hậu và địa chất. Mực nước biển giảm mạnh, dẫn đến nhiều vùng đất bị khô cạn. Điều này đã khiến nhiều loài động vật, bao gồm cả các loài thủy quái lưỡng cư, bị tuyệt chủng.

Nhưng đáng tiếc rằng, dù vượt qua thảm họa lớn nhất đối với sinh vật địa cầu, Kwatisuchus rosai vẫn không thể để lại giống nòi cho tới ngày nay.

Nghiên cứu về thủy quái dị biệt này vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Anatomical Record.