Hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài trên địa phận 3 tỉnh, diện tích gấp hơn 2.000 lần hồ Gươm
Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, nằm trên địa phận của 4 huyện và 3 tỉnh bao gồm: Dầu Tiếng (Bình Dương), Dương Minh Châu, Tân Châu (Tây Ninh), Hớn Quản (Bình Phước). Hồ có diện tích 270km², chứa trung bình 1,58 tỷ m³ nước, rộng gấp 2.225 lần Hồ Gươm và gấp 50 lần Hồ Tây. Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng có 3 kênh chính bao gồm: kênh Đông, kênh Tây và kênh Tân Hưng, đưa nước đến 1.550km các tuyến kênh nhánh tại địa phương.
Công trình hồ thủy lợi nhân tạo Dầu Tiếng được khởi công năm 1981, đến tháng 7/1984 hồ bắt đầu tích nước và chính thức đi vào sử dụng tháng 1/1985. Ước tình người dân miền Nam đã phải sử dụng đến 15 triệu ngày công lao động, đào 11,6 triệu m3 đất, xây mới hàng nghìn km kênh nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi liên kết với hồ Dầu Tiếng.
Mục đích của hồ Dầu Tiếng là cung cấp nước tưới cho hơn 100.000 ha đất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh và các tỉnh lân cận, đồng thời điều tiết dòng chảy cho sông Sài Gòn. Mặc dù mang tên Dầu Tiếng, một địa danh của tỉnh Bình Dương, nhưng 2/3 diện tích hồ nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và còn được mệnh danh là “biển hồ” của tỉnh này.
Ngoài ra, hồ Dầu Tiếng cũng là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Xung quanh hồ là những ngọn núi trùng điệp, những cánh rừng xanh tươi tạo nên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Đến với hồ Dầu Tiếng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những hòn đảo nhỏ nổi trên mặt hồ như đảo Nhím, đảo Phượng…cùng các hoạt động giải trí như câu cá, chèo thuyền, cắm trại, ngắm bình minh trên hồ và thưởng thức những món ăn đặc sản ở nơi đây...
Người Việt Nam đầu tiên mở đầu ‘thế hệ vàng toán học’, mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho nước nhà
Anh được mệnh danh là ‘cậu bé vàng’ đầu tiên của làng toán học Việt. 50 năm trước, sẵn sàng từ bỏ mức lương nghìn đô ở trời Tây để về nước.