Đời sống

Danh tính vị Hoàng hậu quyền lực nhất thời Trần: Từ vợ vua cải giá lấy Trần Thủ Độ

Trần Thị Dung là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất trong thời kỳ nhà Trần. Bà là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, sau đó cải giá lấy Trần Thủ Độ, người đã nắm quyền lực tối cao trong triều đình nhà Trần.

Trần Thị Dung sinh ra trong một gia đình quý tộc nhà Lý, là con gái của Trần Lý – 1 hào trưởng giàu có, thế lực nhất vùng Hải Ấp (nay thuộc Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Trong 1 lần tình cờ thái tử Sảm (sau này là vua Lý Huệ Tông) chạy loạn Quách Bốc (Bốc là bộ tướng của Phạm Bỉnh Di cho rằng vua Lý giam cha con Di rất sai trái nên làm phản đánh phá kinh thành) đã gặp Trần Thị Dung và đem lòng yêu mến.

7e35c33579bee6aabc28e846570f58fe-1703581512.jpg
 
Ảnh minh họa.
 

Mùa đông năm 1210. Vua Lý Cao Tông tạ thế lúc 38 tuổi, thái tử Hạo Sảm nối ngôi lấy hiệu là Lý Huệ Tông, lúc ấy mới 16 tuổi, còn mẹ là Đàm hậu được tôn làm Hoàng thái hậu. Vừa lên ngôi, vua Lý Huệ Tông vội sai người đem thuyền rồng đi đón Trần Thị Dung về kinh sư. Tuy nhiên, Thái hậu Đàm Thị lại muốn tìm trong hàng tôn thất cho vua trẻ một người vợ xứng đáng, nêntỏ rõ thái độ ghét bỏ và tìm mọi cách xỉ vả Trần Thị Dung. Sách Danh Tướng Việt Nam viết: Từ ngày vào cung, cuộc đời của bà Trần Thị Dung trải qua không ít phen ba chìm bảy nổi Ban đầu, bà được nhà vua phong làm Nguyên phi, bậc cao nhất trong hàng thứ hai của vợ vua, đứng sau Hoàng hậu. Vì có chút nghi ngờ đối với Trần Tự Khánh, người anh trưởng của bà Trần Thị Dung, Vua Lý Huệ Tông đã giáng bà xuống hàng Ngự nữ, bậc thấp nhất trong hàng các thứ bậc của vợ vua.

Khi thấy Trần Thị Dung đau đớn, mệt mỏi, lại luôn bị Thái hậu dày vò, vua Lý Huệ Tông cảm thấy xót xa. Nhà vua vẫn rất yêu bà, nên bất chấp mọi thị phi, vào mùa xuân năm 1216, vua lại sắc phong cho bà làm Thuận Trinh phu nhân. Đến cuối năm, bà được phong làm Hoàng hậu.

a-nh006-1703581514.jpg
 
Đền thờ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
 

Hoàng hậu Trần Thị Dung sinh được 2 công chúa là trưởng công chúa Thuận Thiên (tên là Lý Thị Oánh), sinh năm 1216, sau gả cho Trần Liễu (phụ thân của Trần Hưng Đạo) và công chúa thứ hai là Chiêu Thánh, sinh năm 1218. Vì vua Lý Huệ Tông không có con trai lại mắc bệnh nên đã truyền ngôn cho con gái thứ 2 Chiêu Thánh vào năm 1224, lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Tuy nhiên, cuối năm 1225, Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh – em ruột của Trần Liễu (Liễu là con của Trần Thừa) và ngay sau đó thì nhường ngôi cho Trần Cảnh.

Từ đây, triều đại nhà Trần được thành lập và nắm đại quyền thay nhà Lý. Đầu năm 1226, bà Trần Thị Dung chính thức cải giá lấy người mình yêu là Thái sư Trần Thủ Độ, bà được tôn xưng là Linh từ Quốc mẫu.

Vợ chồng thái sư Trần Thủ Độ đã giữ vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257 – 1258. Cả 2 có 1 con trai chung tên là Trần Phó Duyệt. Năm 1259, bà Trần Thị Dung qua đời. thể theo nguyện vọng của Bà, hoàng tộc nhà Trần đã đưa Bà về chôn cất tại Phủ Ngừ (nay là xã Liên Hiệp - huyện Hưng Hà). Bà được nhân dân tôn thờ bà xây dựng đền thờ Linh Từ Quốc mẫu ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

 

Sự thật vụ việc vua Quang Trung bị vua Gia Long quật mộ 3 đời, mối thù ‘sấm truyền’ gây rùng mình

Sử sách ghi chép lại rằng trong những ngày trước khi lâm chung, Vua Quang Trung luôn bị ám ảnh bởi sự phục thù của Nguyễn Ánh (vua Gia Long), mối thù nhiều đời gây ám ảnh.