Đời sống

Phát hiện ‘kho báu’ hóa thạch 3 triệu năm tuổi ở nhà máy nước thải, hầu hết đều đã tuyệt chủng

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học New Zealand Journal of Geology and Geophysics, các nhà cổ sinh vật học đã mô tả kho báu hơn 300.000 hóa thạch được tìm thấy tại nhà máy Xử lý nước thải Mangere (Auckland - Úc), bao gồm 266 loài có niên đại 3 triệu năm.

Bộ sưu tập hóa thạch này chưa ít nhất 10 loài chưa từng được biết đến trên thế giới, đây cũng là lần đầu tiên ở Úc phát hiện số lượng hóa thạch khủng đến vậy. Theo đó, các hóa thạch được phát hiện lần đầu trong quá trình nâng cấp đường ống chính đưa nước thải thô từ trung tâm thành phố đến nhà máy.

Họ phát hiện ra rằng hệ thống đường ống đã đi qua một lớp trầm tích cổ đại phong phú, với các mẫu vật lần lượt lộ diện. Nhiều nhà khảo cổ sinh vật học đã được huy động để khám phá dưới sự quản lý của TS Wilma Blom, nhà khoa học phụ trách Bảo tàng Auckland.

untitled-16989840216251196519788-1699161633.jpg
 

Sau khi khai quật xong, các nhà cổ sinh vật học thu được hơn 300.000 mẫu vật thuộc 266 loài khác nhau. Các hóa thạch cực kỳ đa dạng, bao gồm tàn tích của loài ốc lanh - một chi ốc sên lớn - lâu đời nhất thế giới, cá mập cưa đã tuyệt chủng hay cá mập trắng lớn cổ đại, cá voi sừng hàm... Hầu hết đều là các loài đã tuyệt chủng.

Những thông tin này đã giúp các nhà khoa học mở mang thêm hiểu biết về 1 phần của đáy biển cổ đại. Nơi đây cũng từng là nơi sinh sống của phần lớn các loài trong bộ sưu tập trên. Một số loài khác, bao gồm 10 loài thuộc dòng họ ốc lanh biểu tượng của New Zealand, sống ở nơi khác nhưng có lẽ đã bị lũ cuốn trôi vào "ngôi mộ tập thể này".

 

Tàn tích của 1 hội trường khổng lồ 3.000 năm trước được khai quật, các nhà khảo cổ choáng ngợp, bí mật được tiết lộ

Đây là công trình kiến trúc cổ lớn nhất được biết đến trong khu vực này, đặc biệt sự xuất hiện của quan tài bằng vàng khiến nhiều người không khỏi tò mò.