Ngày 1/11, vườn thú Brookfield ở Illinois đã thông báo 1 con cá mâp đã sinh ra 1 chú cá mập con dù không tiếp xúc với con đực nào trong 4 năm tại vườn thú.
Theo một tuyên bố, một con cá mập epaulette (Hemiscyllium ocellatum ) đã sinh con “đồng trinh” vào ngày 23 tháng 8 sau thời gian mang thai kéo dài 5 tháng và đây là lần sinh thứ hai cá mập sinh con mà không cần thụ tinh trong điều kiện bị nuôi nhốt. Nhân viên chăm sóc động vật đã giấu chú cá mập này trong hai tháng để theo dõi, hiện con cá mập con đã dài từ 5 đến 6 inch (13 đến 15 cm) sẽ được thả trong khu vực "Bờ biển sống" của vườn thú.
Trong một bài đăng trên Facebook hôm thứ Tư (9/11) nhân viên Sở thú Brookfield viết: “Con cá mập epaulette này có một câu chuyện thú vị về quá trình sinh nở”. Theo đó, 1 quả trứng đã được phát triển thành con non mà không cần sự thụ tinh của con đực. Quá trình này, được gọi là quá trình sinh sản đơn tính, tương đối hiếm đối với các động vật có xương sống phức tạp như cá mập."
Sinh sản đơn tính là bản thể mẹ hình thành tế bào sinh dục, nhưng tế bào này phát triển luôn thành cá thể mới mà không cần có sự hợp nhất của hai cơ thể khác giới. Về mặt kỹ thuật, người ta cũng gọi đó là sinh sản đơn tính. Hình thức sinh sản này đã được quan sát thấy ở các loài chim, cá mập, thằn lằn và rắn trong điều kiện nuôi nhốt. Vào tháng 6, các nhà khoa học đã ghi nhận ca sinh nở đồng trinh đầu tiên ở một con cá sấu .
Con cá mập vừa mới sinh con đã bắt đầu được nuôi ở Sở thú Brookfield vào năm 2019. Kể từ khi chuyển sang sở thú này, con cái không được ở cùng với con đực. Nhân viên cho biết con cá mập cái đã trưởng thành và tròn 7 tuổi vào năm ngoái, nó bắt đầu đẻ từ 2 đến 4 quả trứng mỗi tháng. Một trong những quả trứng này phát triển thành phôi mà không được thụ tinh bởi gen di truyền của con đực.
Mike Masellis, chuyên gia chăm sóc động vật hàng đầu tại Vườn thú Brookfield, cho biết: “Những con cá mập con được sinh ra theo phương pháp sinh sản đơn tính có thể rất mỏng manh. Nhưng con cá mập con này có vẻ khỏe mạnh”, ông nói. "Chúng tôi vui mừng thông báo rằng con cá mập con epaulette của chúng tôi đã ăn uống rất tốt với chế độ ăn gồm cá capelin thái nhỏ, xúc tu mực băm nhỏ và các loại hải sản thái nhỏ khác. Chúng tôi rất mong những người đến thăm sở thú có thể nhìn thấy chú cá mập con này."
Theo Bảo tàng Úc, cá mập Epaulette chủ yếu sống về đêm và có thể dài tới 3,5 feet (1,1 mét) . Chúng sống ở rạn san hô Great Barrier ngoài khơi bờ biển Queensland, Australia, từ mũi phía bắc của bán đảo Cape York đến các đảo và rạn san hô của nhóm Capricorn và Bunker. Những con cá mập mảnh mai này được đặt tên theo những đốm mắt lớn phía trên vây ngực khiến chúng trông lớn hơn thực tế và trông hơi giống đồ trang trí trên vai trên một số đồng phục.
Theo tuyên bố, cá mập Epaulette được biết là có khả năng "đi bộ" những quãng đường ngắn qua đáy biển đầy cát - môi trường sống ưa thích của loài này - và sử dụng các vây ngực cơ bắp của chúng để hạ cánh xuống đáy biển.
Tìm thấy hóa thạch cá mập trên đỉnh núi cao thứ 6 thế giới, niên đại 220 triệu năm, tổ tiên loài cá mập ngày nay?
Hóa thạch cá mập được tìm thấy trên đỉnh núi cao thứ sáu thế giới, có niên đại 220 triệu năm, liệu có phải là tổ tiên của loài cá mập ngày nay?