Đời sống

Việt Nam sở hữu ‘sản vật trời ban’, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng: 1 năm thu về hơn 6 nghìn tỷ đồng

Việt Nam sở hữu ‘sản vật trời ban’, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng: 1 năm thu về hơn 6 nghìn tỷ đồng

Theo số liệu từ Tổng cục Lâm Nghiệp, từ năm 2020 – 2022, giá trị xuất khẩu quế hồi đã tăng liên tục. Năm 2020 lượng xuất khẩu quế đạt hơn 245 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD thì năm 2022 đã tăng lên 276 triệu USD.

cay-que

Theo Bộ Công Thương, hiện tại diện tích trồng quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu. Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ 3 thế giới về sản lượng, sau Indonesia và Trung Quốc. Quế của Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á ((như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu - EU.

3444-3433-a-173417_357

Cây quế là 1 loại cây thân gỗ thuộc họ nguyệt quế, có tên khoa học là  Cinnamomum verum, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây quế có thân cao khoảng 10-20m, vỏ cây màu nâu đỏ, có mùi thơm đặc trưng. Lá cây quế mọc đối, hình bầu dục, màu xanh đậm. Hoa quế nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả quế hình cầu, màu đỏ.

image-20220513073953-1

Từ nhiều thế kỉ nay quế được sử dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống cảm lạnh, đầy hơi, khử mùi hôi, tăng cường hiệu suốt cho não, kiểm soát lượng đường trong máu…Ngoài ra, quế còn được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực, vỏ quế được sử dụng để tạo hương vị cho các món ăn như bánh ngọt, đồ uống…

que_vi_thuoc_1

Quế ở Việt Nam hiện nay được phân bố chủ yếu ở 4 vùng chính là: Yên Bái – Lào Cai; Quảng Ninh – Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi, trong đó Yên Bái được xem là “thủ phủ” của cây quê. Hiện giá bán vỏ quế khô trên thị trường đang dao động từ 55.000 – 60.000 đồng/kg, việc trồng quế cũng đem đến cho người dân nguồn thu nhập ổn định hàng năm.

 

Loại cây quý sống ‘kí sinh’ trên cây cổ thụ trong rừng sâu: Hình dáng giống chân cua, giá 66 triệu/kg

‘Kí sinh’ trên cây cổ thụ lâu năm loại cây này cũng sẽ thay đổi tính chất giống ‘cây chủ’, được người đi rừng lấy về làm thức uống cao cấp, rất có lợi cho sức khỏe.