Chứng minh nhân dân (CMND) là một trong những giấy tờ quan trọng của công dân Việt Nam, được sử dụng để xác định nhân thân, độ tuổi, quốc tịch, nơi cư trú của công dân. CMND có thời hạn sử dụng 15 năm, kể từ ngày cấp. Khi CMND hết hạn, công dân cần làm thủ tục đổi sang thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Theo báo cáo thẩm tra được chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh ông Lê Tấn Tới trình bày tại phiên họp Quốc hội sáng ngày 25/10, Luật Căn cước quy định, thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân được cấp đổi sang thẻ căn cước khi có yêu cầu. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Có ý kiến đề nghị quy định tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân song song với thẻ căn cước đến khi hết thời hạn theo quy định, bảo đảm thuận tiện cho người dân trong một số giao dịch dân sự.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương. Do đó, việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện.
Do đó, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân.
Về việc đề nghị giữ tên Luật căn cước và thẻ căn cước, Ủy ban Thượng vụ Quốc Hội nhất trí với ý kiến này. Việc sử dụng tên gọi Luật căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước, phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.
Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo Luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân. Ngoài ra, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý Nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.
Bên cạnh đó, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân.
Từ 10/2023, người chưa cài VNeID và chưa tích hợp giấy tờ vào căn cước công dân có bị phạt không?
Cho đến hiện tại nhiều công dân vẫn chưa cài đặt VNeID và tích hợp giấy tờ vào căn cước công dân. Vậy từ tháng 10/2023, chưa làm 2 việc này có bị phạt không?