Loại cây mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam lại là vị thuốc quý ít ai biết, được ví tốt như ‘nhân sâm’
Cây bách bộ là một loài cây thân leo, có tên khoa học là Stemona tuberosa. Cây mọc hoang ở nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ở mỗi miền, cây có các tên gọi khác nhau như Đẹt ác, Dây ba mươi, Bà Phụ Thảo, Bách Nãi, Dã Thiên Môn Đông, Vương Phú, Thấu Dược, Bà Tế, Bách Điều Căn, Bà Luật Hương, Man Mách Bộ, Bách Bộ Thảo, Cửu Trùng Căn, Cửu Thập Cửu Điều Căn… Cây bách bộ có thân nhỏ, nhẵn, quấn, có thể dài đến 10cm. Lá cây bách bộ mọc đối, có khi thuôn dài, thân nổi rõ trên mặt lá, có 10 – 12 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá. Hoa cây bách bộ mọc thành chùm, có màu đỏ hoặc vàng, cuống hoa dài từ 2 - 4 cm. Quả cây bách bộ là quả nang, hình trứng thuôn, dài 3.5 cm. Hạt 5 – 8, nhỏ, màu nâu.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học y Dược TP.HCM (Cơ sở 3) cho biết, trong y học cổ truyền, cây bách bộ có vị ngọt đắng, tính hơi ôn, quy kinh vào phế có tác dụng nhuận phế, sát trùng, chỉ khái, điều trị các bệnh như ho lao, lao phổi, viêm khí quản mãn tính, ho gà, giun kim, giun đũa…
Cây bách bộ được xếp vào nhóm thuốc quý mọc hoang khắp nơi, đặc biệt là vùng đồi núi. Rễ củ là bộ phận lấy để làm thuốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây bách bộ có tác dụng kháng vi trùng, diệt ký sinh trùng, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Cây bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch và đạt kết quả tốt.
Tuy là vị thuốc quý, tuy nhiên muốn sử dụng hiệu quả người dân nên tham khảo các ý kiến của người có chuyên môn, cần lưu ý không dùng thuốc này cho người tiêu hư, tiêu chảy vì bách bộ dễ làm tổn thương tới vị, có tính hoạt trường.
Loại cây kì lạ có quả mọc ra từ lá, 2.000 năm trước đã sử dụng trong y học, được ví là ‘thần dược’
Loại cây độc đáo này có rất nhiều công dụng trong y học, tuy nhiên quả của nó lại không ăn được, ai cũng cần biết để tránh.