Chàng trai mang bình muối dưa của mẹ đi thẩm định, các chuyên gia không dám định giá vì sợ bị kết tội
Gốm sứ Trung Quốc được biết đến là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời và phát triển nhất thế giới. Thời nhà Đường (618-907) là một giai đoạn hoàng kim của nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc, với sự ra đời của nhiều loại hình gốm sứ mới lạ và độc đáo. Trong đó, bình sứ là một trong những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng nhất của thời kỳ này.
Sau hàng trăm, hàng nghìn năm, những tác phẩm gốm sứ từ thời nhà Đường còn sót lại đến ngày nay là những di tích văn hóa mang đậm dấu ấn thời cuộc.
Mới đây, 1 chàng trai ở Trung Quốc đã mang chiếc bình mà mẹ mình dùng để muối dưa đến 1 chương trình thẩm định cổ vật để kiểm tra. Chàng trai này cho biết, chiếc bình đã có ở nhà anh từ rất lâu và thường được mẹ anh dùng để muối dưa cải.
Chiếc bình được các chuyên gia xem xét kĩ lưỡng.
Ngay sau khi các chuyên gia nhìn thấy chiếc bình, nhiều người phải ngỡ ngàng bởi chiếc bình này được làm bằng sứ tráng men trắng từ thời nhà Đường với giá trị nghiên cứu cao. Trải qua bao nhiêu năm, chiếc bình vẫn còn nguyên vẹn và lớp men vẫn còn rất sáng. Tuy nhiên, khi chàng trai này hỏi về giá trị của chiếc bình, các chuyên gia từ chối định giá. Họ giải thích rằng kho báu này là một di tích văn hóa được nhà nước bảo vệ và bị nghiêm cấm bán đấu giá. Nếu họ tiết lộ giá trị thực của món đồ, họ sẽ vi phạm pháp luật.
Giá trị của món đồ này nằm ở giá trị nghiên cứu hơn là giá trị thương mại.
Các chuyên gia cho rằng chiếc bình này có giá trị nghiên cứu lớn về lịch sử thời nhà Đường và đề nghị chàng trai giao lại cho các bảo tàng hoặc cơ quan chức năng.
Khai quật cổ vật dưới đáy giếng, bất ngờ vẫn còn nguyên vẹn sau 2.000 năm
Việt phát hiện 1 số cổ vật ở dưới giếng cho phép các nhà khoa học nghiên cứu và tìm hiểu thêm về thời kì 2.000 năm trước.