Đời sống

Bí ẩn bức tượng ‘Vua sám hối’ độc nhất ở Việt Nam được ghi vào sách kỷ lục Guinness lĩnh vực Phật Giáo

Ngôi chùa Hòe Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự nằm ở số 19 Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực quận Ba Đình, Hà Nội là một trong những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng nhất ở Hà Nội.

Theo các tài liệu lịch sử, chùa Hòe Nhai được khởi dựng từ thời Lý (1010-1225) và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trong các thời kì sau. Công trình này tọa lạc trên khuôn viên rộng 3.000m2, được xây dựng theo kiểu tứ trụ, có 3 gian 5 dọc. tiền đường gồm 3 gian, năm dọc, nối với 2 dãy hành lang. Chính diện gồm 5 gian, 3 dọc, có gác vuông và gác trống. Nhà Tổ gồm 5 gian, 3 dọc.

tuong-chua-hoe-nhai-14-1601873380802

Chùa Hòe Nhai còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật quý giá, trong đó có bức tượng “Vua cõng Phật” hay còn có tên gọi khác là “Vua sám hối” được xem là bức tượng độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Trong bức tượng này vua nằm phục xuống, trên lưng cõng 1 vị phật. Thoạt nhìn tưởng đây là 1 bức tượng Phật và Vua nối liền nhau nhưng thực tế đó là 2 phần riêng biệt được ghép thành 1 khối.

tuong-chua-hoe-nhai-6-1601873380703

Nhiều người nhìn bức tượng này có thể cho rằng đây là 1 sự trừng phạt, tuy nhiên dáng quỳ gối sát đất của tượng vua thể hiện sự quy phục tuyệt đối, là sự hối lỗi chân thành, xuất phát từ tâm không gượng ghép.

Theo các nhà nghiên cứu, bức tượng này có nguồn gốc từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), vị vua thứ 10 của nhà Lê trung hưng. Thời điểm trước khi vua Lê Hy Tông lên ngôi, Phật giáo đã bắt đầu suy sụp, các nhà sư đều điêu đứng vì bị cho rằng sự tồn tại của họ là không có lợi cho xã hội, các Tăng ni và Phật tử trong chùa đều là những người lười nhác và sống ỉ lại vào sự hảo tâm của mọi người, lãng phí của cải. Đến khi vua Lê thứ 10 chính thức lên ngôi (1678) ông đã ra sắc lệnh đuổi hết tăng ni lên rừng, ai chống trả sẽ bị khép vào tội khi quân và đem xử trảm khiến Phật giáo thời kì này rơi vào thảm cảnh.

tuong-chua-hoe-nhai-5-1601873380223

Nhìn thấy sự đi xuống của Phật giáo, thiền sư Chân Dung Tông Diễn đã quyết định ghi hết tất cả những điều lợi mà Phật giáo mang lại cho xã hội để trình lên vua. Tuy nhiên, do bị vua căm ghét nên vị thiền sư đã phải cải trang và dâng tặng lên vua 1 viên ngọc nhưng thực chất bên trong là tờ sớ mà ông đã dùng hết tâm huyết để viết về Phật giáo. Theo đó, nội dung của tờ sớ mà thiền sư Tông Diễn viến là ở đời vua Trần, Lý đều hết sức coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị, khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích cho xã hội…

Tương truyền sau khi đọc hết bức sớ của vị thiền sư, vua đã bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mộng mị, lập tức cho triệu thiền sư Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và hứa sẽ sửa mình với Tông Diễn.

tuong-chua-hoe-nhai-7-1601873380960

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng đức phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng “vua sám hối” đặt trong chùa Hòe Nhai.

Năm 2006, UNESCO công nhận lễ Phật Đản là lễ hội tôn giáo thế giới cùng nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng “vua sám hối” độc nhất ở Việt Nam và thế giới. Hiện, tượng vua sám hối cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness quốc tế, ở lĩnh vực Phật giáo.

 

Bí ẩn pho tượng 700 tuổi ‘độc nhất vô nhị’ Việt Nam biết đứng lên ngồi xuống, làm bằng loại gỗ đặc biệt

Pho tượng bằng gỗ này được coi là pho tượng độc đáo nhất Việt Nam khi có thể chuyển động, đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng, hiện đang được đặt tại 1 miếu thờ nổi tiếng ở Hải Phòng.