Đời sống

Một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất đang hồi phục diệu kì, là ‘kẻ thù’ của nhà nông

Chim sẻ Azores hay còn gọi là chim Priolo là một loài chim quý hiếm chỉ được tìm thấy sống trên đảo Sao Miguel và đáng chú ý nhất là ở Khu bảo tồn đặc biệt Pico de Vara ở Nordeste. Đây là nơi cuối cùng trên trái đất mà loài chim này còn tồn tại. Chim sẻ Azoes từng có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sinh sống bị phá hủy.

1

Trước đó vào thế kỉ 19, chim sẻ Azores đã bị người dân địa phương săn lùng và đuổi bắt bởi họ coi chúng là loài gây hại cho vườn cây của mình (đàn chim thường ăn chồi non của cây). Các hoạt động của con người bao gồm nông ngiệp và trồng cây gỗ công nghiệp vì mục đích công nghiệp đã dẫn đến phá hoại môi trường sống của loài chim. Hơn nữa, các loài thực vật được du nhập như cây pho mát Úc và đại hoàng Chile lan rộng trên những vùng đất rộng lớn, làm lấn át thảm thực vật bản địa và làm giảm nguồn thức ăn cũng như môi trường sống của loài chim sẻ Azores.

azores-bullfinch_apr_web (1)

Năm 1993, Chính phủ Azorean cũng như SPEA - hiệp hội nghiên cứu các loài chim của Bồ Đào Nha đã lên kế hoạch để bảo vệ loài chim này với số lượng chỉ còn lại vài trăm con ngoài tự nhiên trên toàn thế giới. Bằng cách trồng những cây bản địa để cải thiện chất lượng rừng, cung cấp thức ăn và môi trường sống tốt hơn cho loài chim sẻ này. Hiện nay, số cá thể chim sẻ Azores đã tăng lên hơn 1000 con và tăng lên do biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện trong 2 thập kỷ qua.

Capture

Để ngắm được loài chim sẻ đặc hữu này không hề dễ dàng bởi chúng rất khó quan sát. Phần phía Bắc của hòn đảo ở Nordeste và Povoacao là những nơi tốt nhất để ngắm chim vì đây chính là khu vực bảo tồn loài chim này. Ngoài chim sẻ Azores, ở khu bảo tồn này bạn có thể thấy nhiều loài chim đặc hữu chỉ có ở vùng này. Tuy nhiên nếu vào tham quan phải cố gắng giữ nguyên vẹn, không để các dấu hiệu của con người ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nhạy cảm này. Khu bảo tồn đặc biệt này có diện tích chỉ hơn 6.000 ha nằm giữa Nordeste và Povoacao.

 

Loài chim được mệnh danh là ‘sát thủ’ săn mồi cá mập, có thể nuốt chửng cá sấu?

Với chiếc mỏ rất to, thực quản và dạ dày co giãn cho phép diệc xanh có thể nuốt chửng cả những con mồi lớn