Đời sống

‘Đường hầm dẫn nước đẳng cấp thế giới’ giúp người châu Phi cổ đại phát triển mạnh ở sa mạc Sahara hàng trăm năm

Người Garamantes xưa (người châu Phi cổ đại) đã sử dụng 1 phương pháp độc đáo để lấy nước ngầm, phương pháp này đã giúp họ sống sót và phát triển mạnh ở Sahara hơn 2.000 năm trước, rất lâu sau khi khu vực này trở thành sa mạc. Tuy nhiên, sự tàn lụi của người Garamantes cũng là 1 câu chuyện cảnh báo cho các khu vực hiện đại như California vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước ngầm cổ xưa để cung cấp nước cho cuộc sống hiện đại.

A9ZcvL2M4fe2oqfCVwMBh8-650-80-jpg

Tàn tích từ vương quốc Garamantian ở khu vực phía tây nam Libya ngày nay.

Ngày 16/10 tại 1 hội nghị thường niên của Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ ở Pittsburgh, Frank Schwartz , nhà địa chất thủy văn tại Đại học bang Ohio đã chia sẻ về lịch sử thăng trầm của người Garamantes, ông nói với Live Science: “Họ thật may mắn khi có được tầng chứa nước đẳng cấp thế giới này, nhưng đây là một hệ thống không bền vững và cuối cùng nó đã cạn kiệt”.

 

Các nhà sử học từng cho rằng vương quốc Garamantian là một cường quốc nhỏ ở vùng Fezzan thuộc Bắc Phi - nay thuộc tây nam Libya - cho đến khi bị Đế chế La Mã bành trướng vào thế kỷ thứ nhất.

Nhưng kể từ những năm 1960, các nhà khảo cổ học đã tiết lộ rằng vương quốc này lớn hơn và hùng mạnh hơn những gì người ta nghĩ trước đây. Một số thành phố được hình thành và người cổ đại sống sót bằng nước được vận chuyển bằng trọng lực trong các đường hầm dưới lòng đất, hay còn gọi là “hầm sương mù”, từ tầng chứa nước ngầm trong đá sa thạch ở vùng cao nguyên gần đó - một công trình lớn của kỹ thuật cổ đại.

Schwartz nói: “Đây là xã hội đầu tiên phát triển ở Châu Phi tồn tại mà không có sông. "Ở Ai Cập, năm nào sông Nile cũng có lũ lụt . Nhưng ở đây không có sông, chẳng có gì cả."

bktWyufDqRn3GnySWDa5w8-1200-80

Sơ đồ qanat, một công nghệ dẫn nước từ Ba Tư cổ đại đã lan sang Libya hơn 2.000 năm trước.

Schwartz cho biết người Garamantes có nguồn gốc từ những người chăn nuôi gia súc thời kỳ đồ đá mới, họ sống ở khu vực này từ 7.000 đến 5.000 năm trước CN, trong giai đoạn " Sahara xanh " cuối cùng - Giai đoạn Sahara vẫn còn tương đối ẩm ướt. Tuy nhiên, khí hậu thay đổi cũng biến sa mạc Sahara trở nên ‘Siêu khô cằn’ vào thời điểm vương quốc Garamantian hình thành vào khoảng 400 năm trước CN.

 

Các nhà khảo cổ cho rằng người Garamantes đã khai thác nước ngầm bằng cách áp dụng nhiều công nghệ vào những thời điểm khác nhau, bao gồm giếng "shadoof": trong đó nước được nâng lên trong xô bằng đòn bẩy đối trọng và giếng "dalw": họ buộc dây vào túi bằng da động vật sau đó kéo nước lên.

Tuy nhiên, sự đổi mới lớn nhất là cách xây dựng hầm để tích nước từ sương mù. Schwartz cho biết công nghệ lấy nước này có nguồn gốc từ Ba Tư, nơi các đường hầm được gọi là quanats và có lẽ được các thương nhân từ các đoàn lữ hành trên sa mạc truyền đến Garamantes.

a12Sahara_1024

Sa mạc Sahara được cho rằng đã từng rất xanh mát.

Các nhà khảo cổ hiện đã xác định được hơn 460 dặm (750 km) hầm sương mù ở vùng Fezzan, và chúng có thể được đào bởi những người nô lệ Garamantians,  Schwartz nói. Một số hầm sương mù dài nhất có chiều dài hơn 4 dặm (6,5 km) và xuyên qua cát, sỏi và sa thạch rắn; các trục tiếp cận thẳng đứng đi xuống dưới lòng đất khoảng 16 đến 33 feet (5 đến 10 mét).

Andrew Wilson , giáo sư khảo cổ học của Đế chế La Mã tại Đại học Oxford, người không tham gia buổi thuyết trình, cho biết một trong những hầm sương mù lâu đời nhất đã có niên đại từ năm 391 trước Công nguyên đến năm 206.

Schwartz cho biết, sau thời gian sử dụng, mực nước ngầm đã giảm xuống dưới mức mà nó có thể đưa vào hầm sương mù, dẫn đến sự suy tàn của vương quốc Garamantian sau khoảng năm 100 sau Công Nguyên. Schwartz lưu ý rằng sự sụp đổ của Garamantes minh họa cho sự nguy hiểm của việc khai thác nguồn cung cấp nước ngầm cổ xưa, như hiện đang được thực hiện ở California và phần lớn các vùng ở Iran .

Theo: Livescience

 

Tiết lộ ốc đảo giữa sa mạc lớn nhất châu Á: Tồn tại khoảng 2.000 năm, được mệnh danh ‘thiên đường’

Dù xung quanh chỉ toàn là cát và bụi nhưng nơi đây được coi là ‘thiên đường’ ngay giữa sa mạc khiến ai cũng phải trầm trồ.