Tô phở đắt nhất thế giới: Giá trên 100 triệu, được làm từ các nguyên liệu không mấy ai nghĩ đến
Tô phở đắt tiền nhất thế giới nằm trong thực đơn cố định tại AnQi - quán rượu và quán mì dành cho người sành ăn của House of An ở Southcoast Plaza, Crustacean ở Beverly Hills và Tiato ở Santa Monica.
Theo đó, giá của tô phở ở AnQui lên đến 4.968 đô la Mỹ. Thậm chí, tô phở còn từng được bán đấu giá với giá 5.800 đô la trong cuộc đấu giá trực tiếp tại The Bash Benefactor Dinner.
Đáng nói, lợi nhuận thu được từ tô phở đắt nhất thế giới này sẽ được nhà hàng quyên góp cho quỹ từ thiện The Bash Foundation để hỗ trợ cho Trung tâm Lọc máu/Tác động của Bệnh viện Nhi đồng.
Được biết, nguyên liệu nấu nước phở ở AnQi không giống phở truyền thống hay các loại nước từ bò Úc như phở “King” gần 4 triệu của Việt Nam. Thay vào đó, đầu bếp luộc gan ngỗng cao cấp để tạo ra loại nước dùng có hương vị đặc biệt.
Bên cạnh đó, tô phở đắt nhất thế giới còn sử dụng nấm cục Alba trắng ở Italy (loại nấm cục được “thèm muốn” nhất trên thế giới), thịt bò Wagyu A5 là loại cao cấp nhất của Kobe, điểm xuyết thêm giá đỗ và húng quế Thái thường được trang trí trong tô phở được trồng riêng trong vườn tại Tiato.
Ngoài ra, theo đầu bếp, một kỹ thuật ẩm thực phân tử được sử dụng để làm bánh phở từ thịt tôm hùm xanh rất hiếm và đắt tiền. Màu xanh tuyệt đẹp của tôm hùm được coi là hậu quả của một bất thường di truyền dẫn đến việc sản xuất quá mức một loại protein nhất định. Bởi vì chúng cực kỳ hiếm, các chuyên gia đặt tỷ lệ xảy ra sự bất thường về màu sắc này là một phần hai triệu.
Nấm cục trắng là loại củ mọc dưới lòng đất khoảng 10 - 20 cm, có hình dạng sần sùi, thịt chắc và màu vàng nhạt. Nấm cục trắng có kích thước lớn, đường kính lớn tới 9 cm, số lượng hạn chế và chất lượng hương vị vô cùng tuyệt vời. Đây được xem là loại nấm cục này được trả giá cao nhất thế giới, cụ thể 900 gram nấm đã được một đầu bếp từ Hồng Kông (Trung Quốc) mua với giá 100.000 euro.
Về bò Wagyu Nhật Bản - thịt bò nổi tiếng thế giới, chúng được nuôi bởi một nhà lai tạo cho đến khi được khoảng 10 tháng tuổi và sau đó được bán đấu giá cho một nông dân vỗ béo. Bò Wagyu thường được cho ăn ba lần một ngày trong gần hai năm, cho đến khi chúng béo gần 50%. Quá trình vỗ béo kéo dài và thức ăn đậm đặc nhập khẩu cũng làm tăng giá thành thịt bò.