Thông tin về cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà biên cương
Cột mốc biên giới số 79 nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - khu vực hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt - Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới giữa tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là ‘nóc nhà biên cương’ với độ cao gần 3000m.
Theo đó, cột mốc 79 được cắm từ năm 2004 trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Khang Su Văn (hay còn gọi là Phàn Liên San). Mốc giới số 79 là mốc đơn loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt khá gần đỉnh núi.
Bên cạnh cột mốc biên giới số 79, Việt Nam còn có 2 cột mốc ở ngã ba biên giới. Đầu tiên phải kể đến A Pa Chải thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, là điểm cực Tây Tổ quốc – nơi đây cũng cửa ngõ biên giới của ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Cột mốc biên giới số 0 A Pa Chải là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Lào. Cột mốc có 3 mặt, hướng về mỗi nước tương ứng.
Cột mốc thứ hai nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, thuộc khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Cột mốc được xây dựng nằm trên ngọn đồi cao 1.086 m tại xã Bờ Y, cách ngã ba Đông Dương khoảng 3 km, cách thị xã Plei Kần, huyện Ngọc Hồi khoảng 14 km.
Cột mốc làm bằng đá hoa cương, nặng 900 kg, có hình trụ tam giác. Trên cột mốc có 3 mặt, mỗi mặt thể hiện tên và quốc huy của Việt Nam, Campuchia, Lào. Mặt phía Việt Nam thuộc địa phận tỉnh Kon Tum; mặt phía Campuchia thuộc địa phận tỉnh Ratanakiri; mặt phía Lào thuộc địa phận Attapư.
Bên cạnh đó, nếu cột mốc số 0 A Pa Chải là khởi đầu của đường biên giới Việt – Trung thì 1378 là cột mốc cuối cùng. Cột mốc này có vị trí đặc biệt khi nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Xung quanh là nước, cột mốc được xây thành hình trụ khá cao để không bị chìm khi thủy triều lên. Trên đỉnh của mốc trụ là một cột mốc đá hoa cương theo đúng hình mẫu của các cột mốc khác trên đất liền, cũng có hai mặt, mỗi bên đánh số và tên quốc gia.
Cận cảnh bộ bàn ghế gỗ sưa đắt nhất Việt Nam: Được trạm trổ linh vật công phu có giá 100 tỷ đồng
Không chỉ được làm từ loại gỗ quý hiếm nhất thế giới, bộ bàn ghế còn được chạm khắc cầu kỳ và mang vẻ đẹp vượt thời gian.