Nàng ‘công chúa’ 9 tuổi đã biết dùng lời lẽ sắc sảo thuyết phục Lý Thường Kiệt ra trận đánh giặc
- 3 người tìm mọi cách từ chối làm vua trong lịch sử Việt: 1 người vì chốn chạy mà bỏ mạng ở rừng sâu
- Vị quan duy nhất của lịch sử Việt Nam trải qua 13 đời vua Nguyễn: 21 lần đi thi, 82 tuổi đậu cử nhân
- Những lời tiên tri đúng 100% của 4 vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam khiến hậu thế thán phục
Vào năm 1103, Chiêm Thành đem quân xâm lược biên giới phía Nam. Nhận thấy tình hình nguy cấp, vua lập tức triệu Lý Thường Kiệt về triều để bàn kế hoạch đánh trả giặc.
Ngay khi biết tin, ông thợ mộc già ở trang Đại Bi - bạn thân cũ của quan Lý Thường Kiệt liền đưa Trần Ngọc Hoa - cháu gái (mới 9 tuổi) đến phủ quan ở phường Thái Hòa để xin cho cháu được ra trận.
Sau 19 năm không gặp, Thái úy Lý Thường Kiệt vẫn nhanh chóng nhận ra người bạn đồng hương đã cùng mình xông pha trận mạc. Thấy vậy, quan liền mời hai ông cháu ngồi rồi hỏi chuyện.
Để tránh làm mất thời gian của quan, cụ già liền nói thẳng việc đưa cháu gái đến xin ra trận đánh quân Chiêm Thành: “Cha của cháu là Trần Ngọc Tường, đợt này cũng cùng Thái úy vào chinh chiến phương Nam. Cháu cứ nằng nặc đòi theo cha ra trận. Cha với ông ra sức khuyên giải nhưng cháu vẫn không chịu”.
Nghe xong câu chuyện, Lý Thường Kiệt quay sang nhìn gương mặt thanh tú nhưng kiên quyết, cặp mắt sắc sảo lanh lợi của Trần Ngọc Hoa thì biết đây là người quả cảm, mưu trí.
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, Thái úy Lý Thường Kiệt hỏi cháu bé: “Cháu có biết chiến trường là nơi chết chóc, đầu rơi máu chảy không? Việc ra trận là bổn phận của người lớn, còn các cháu còn nhỏ tuổi, lại là con gái, các cháu phải lo tránh giặc và học để giúp ích cho đời”.
Thái úy nói chứ dứt lời, Trần Ngọc Hoa đã dõng dạc trả lời: “Thưa Thái úy, nếu giặc tràn vào thì chúng đâu có tha người già trẻ con. Vì thế, không kể già, trẻ, lớn bé đều phải đánh giặc, cúi xin Thái úy cho cháu được ra trận”. Thấy sự quyết tâm và ý chí của Trần Ngọc Hoa cùng lời nhờ vả của ông bạn già, quan Thái úy đành chấp nhận cho cô bé được ra trận.
Sau đó, Trần Ngọc Hoa giả làm trai đến quân doanh và đi hành quân cùng mọi người. Đến vùng giặc đóng quân, cô chủ động xin Thái úy cho được đóng vai đứa trẻ nhà nghèo đi bán thuốc lào, trầu cau, hoa quả để lọt vào doanh trại giặc. Ban đầu, Thái úy hơi lo ngại nhưng cô bé đã vạch ra kế hoạch cụ thể và rõ ràng, ông đành chấp nhận.
Nhờ có ngoại hình xinh xắn, cách cư xử khéo léo nên cô được bọn giặc cho phép vào bán thuốc. Với sự thông minh và trí nhớ, Trần Ngọc Hoa đã ghi vào tấm bản đồ những chấm son đỏ nơi chúng bố phòng đặt vũ khí và đóng quân, những kho lương thực, thuốc súng, đạn dược... và những đường đi lối lại.
Qua tấm bản đồ trên, Thái úy Lý Thường Kiệt đã họp các tướng và giao nhiệm vụ rồi định giờ xuất quân. Ngọc Hoa được Thái úy khen ngợi và giao cho nhiệm vụ dẫn đường. Kết quả, quân ta giành chiến thắng.
Đáng tiếc, trên đường khải hoàn, Trần Ngọc Hoa đã đột ngột qua đời. Thái úy cho phép tướng quân Trần Ngọc Tường – bố của Trần Ngọc Hoa đưa thi hài con gái về an táng tại làng Đại Bi.
Sau đó, Lý Thường Kiệt tâu với nhà vua công trạng của Ngọc Hoa, vua sắc phong thần hiệu cho Ngọc Hoa là “Ngọc Hoa công chúa” cho dân Đại Bi lập đền thờ. Nhân dân làng Đại Bi tôn Ngọc Hoa làm thành hoàng làng.
Những lời tiên tri đúng 100% của 4 vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam khiến hậu thế thán phục
Dưới đây là những câu sấm truyền đã trở thành sự thật của 4 bậc vĩ nhân của lịch sử Việt Nam. Trong đó, điển hình là lời tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.