Danh tính ‘cha đẻ’ ngành đúc luyện kim Việt Nam với mẻ gang đầu tiên gây chấn động dư luận thế giới
Võ Quý Huân sinh năm 1912 trong một gia đình tri thức ở Nghệ An. Cũng chính vì thế, từ nhỏ ông đã chịu khó học hành và luôn mong muốn sẽ góp một phần công sức để phục vụ cho đất nước.
Năm 1936, KS. Võ Quý Huân tham gia phong trào Mặt trận Bình Dân, làm chủ biên tuần báo “Đông Dương hoạt động”. Tháng 5/1937, ông bí mật lên tàu rời cảng Sài Gòn sang Pháp. Sau 3 năm vừa học vừa làm, ông xuất sắc tốt nghiệp 3 bằng kỹ sư: Cơ điện, Đúc, Công nghệ.
Năm 1946, KS. Võ Quý Huân quyết định theo bác Hồ về nước tham gia kháng chiến. Từ đây, cuộc đời của ông rẽ sang một trang mới rực rỡ, gây tiếng vang cả trong và ngoài nước.
Trong số 4 trí thức Việt kiều về nước thời đó, KS. Võ Quý Huân có hoàn cảnh khá đặc biệt. Cụ thể, ông có vợ là bà Irenè - tiến sĩ ngôn ngữ, quốc tịch Pháp, gốc Nga và một cô con gái hai tuổi là Võ Quý Việt Nga.
Đáng nói, do chuyến đi phải đảm bảo bí mật nên ông chỉ có 2 ngày chuẩn bị để về Việt Nam. Khi đó, vợ ông đang bảo vệ luận án tiến sĩ ở xa nhà nên ông chỉ kịp dặn dò qua điện thoại và hứa sau vài tháng sẽ trở lại đón hai mẹ con.
Trở về Việt Nam, Võ Quý Huân đảm nhận chức Giám đốc Sở Khoáng chất kỹ nghệ Trung bộ, giám đốc Nhà máy Kim khí kháng chiến (gọi tắt 3KC) kiêm “tổng công trình sư” thiết kế lò cao 3KC1.
Vào chiều 15/11/1948, KS. Võ Quí Huân cùng các cộng sự đã hoàn thành chiếc lò cao thí nghiệm đầu tiên cao 2,4 m, dung tích 450 lít, nhiệt độ gió nóng 400oC, áp lực quạt gió 400mm cột nước. Tạo ra mẻ gang đầu tiên từ quặng sắt Vân Trình (huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An) trong niềm hạnh phúc vỡ òa của cán bộ, công nhân lò cao 3KC và nhân dân Cầu Đất.
Tiếp đó, loạt trái mìn, quả lựu đạn, vũ khí “made in Vietnam” được chế tạo theo thiết kế của GS. Trần Đại Nghĩa và sản xuất đại trà bằng gang của Võ Quý Huân lần lượt ra chiến trường, góp phần vào những thắng lợi của bộ đội trên các mặt trận.
Thông tin Việt Nam luyện gang thành công bằng nguyên liệu địa phương nhanh đã gây chấn động dư luận giới khoa học kỹ thuật ở nhiều nước đang phát triển. Các nhà khoa học khẳng định, luyện gang bằng lò cao trong điều kiện chiến tranh ác liệt quả là một kì tích lớn lao, có ý nghĩa đột phá chiến lược.
Cuối năm 1950, mẻ thép đầu tiên luyện trong lò hồ quang thí nghiệm đã thành công ở Nà Làng (Tuyên Quang). Đến năm 1951, Cục Quân giới quyết định xây lò hồ quang luyện thép quy mô công nghiệp ở Bản Thi (Bắc Kạn).
Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, bộ đội ta đã tìm thấy trong hầm chỉ huy của tướng De Castries một tập tài liệu dày 64 trang mang tên: “Bộ sưu tập vũ khí Việt Minh sản xuất từ 1945 đến 1954” của KS.Võ Quý Huân. Trong đó có hình vẽ của tám loại vũ khí đã được đưa vào sử dụng cùng nhiều khẩu súng được làm từ gang, thép nấu luyện bằng lò cao kháng chiến.
Những lời tiên tri đúng 100% của 4 vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam khiến hậu thế thán phục
Dưới đây là những câu sấm truyền đã trở thành sự thật của 4 bậc vĩ nhân của lịch sử Việt Nam. Trong đó, điển hình là lời tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.