Đại tướng huyền thoại của lịch sử Việt Nam - nhà chính trị, quân sự hàng đầu của cách mạng nước nhà
Đại tướng Chu Huy Mân, tên khai sinh là Chu Văn Điều, sinh ngày 17/3/1913 tại xã Yên Lưu, Tổng Yên Trường, Phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).
Vào năm 17 tuổi, Chu Huy Mân tham gia cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh, rồi làm Đội phó Đội Tự vệ Đỏ. Tháng 11/1930, ông được kết nạp Đảng vì đã tích cực đấu tranh bảo vệ phong trào cách mạng. Tháng 5/1935, đồng chí đổi tên là Chu Huy Mân.
Từ năm 1937 - 1942, Chu Huy Mân nhiều lần bị địch bắt, tra tấn dã man tại các nhà tù ở Vinh (Nghệ An), Đắc Glei, Đắc Tô (Kon Tum). Tuy nhiên, ông vẫn luôn giữ vững khí tiết của một người cộng sản kiên trung. Không chỉ thế, đồng chí còn tích cực tham gia đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc, biến nhà tù thành trường học cách mạng.
Tháng 8/Năm 1945, ông trực tiếp tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa và thành lập chính quyền tại tỉnh Quảng Nam, góp phần thúc đẩy Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám trên toàn quốc.
Tháng 9/1945, Chu Huy Mân gia nhập Quân đội và được phân công làm Chính trị viên Chi đội (Tỉnh đội). Sau đó, ông đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng của Quân đội và của Đảng, Nhà nước trên các mặt trận “nóng” nhất lúc bấy giờ.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đảm nhận cương vị Trung đoàn trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy các Trung đoàn 72, 74, 174; Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316. Ông chỉ huy đơn vị tham gia nhiều chiến dịch lớn, lập nhiều chiến công vẻ vang như: Việt Bắc-Thu Đông (1947), Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Bên cạnh đó, Chu Huy Mân còn có những đóng góp vào nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật chiến dịch tổng hợp gồm hai lực lượng: Chính trị (đấu tranh chính trị, binh vận), quân sự (ba thứ quân) là một trong những phát triển sáng tạo, độc đáo, nổi bật của chiến tranh cách mạng Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng Chu Huy Mân đã cùng tập thể Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 lãnh đạo quân và dân ta lập nên các chiến công nổi bật như: Trận Núi Thành, Vạn Tường, Plei Me - Ia Đrăng; xây dựng “vành đai diệt Mỹ”; chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi các chiến dịch tiến công tổng hợp Ba Gia (1965), Sa Thầy (1966), Tết Mậu Thân (1968), Bắc Bình Định (1972), chiến dịch Huế, Đà Nẵng (1975).
Năm 1982, Đại tướng Chu Huy Mân đã góp phần hoàn chỉnh Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TW (2005) về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 12/1986, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, về với cuộc sống đời thường, Đồng chí Chu Huy Mân vẫn luôn nêu cao phẩm chất, ý chí của người Cộng sản, vị Tướng của Nhân dân, có nhiều trăn trở, tiếp tục có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng Đảng và Quân đội.
Với những cống hiến đặc biệt xuất sắc của mình, Đồng chí Chu Huy Mân được phong quân hàm vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng vào năm 1974, quân hàm Đại tướng năm 1980, được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Vị quan duy nhất của lịch sử Việt Nam trải qua 13 đời vua Nguyễn: 21 lần đi thi, 82 tuổi đậu cử nhân
Bên cạnh sự bền chí trong thi cử, ông còn là một trong những vị quan hiếm hoi trải qua 13 đời vua Nguyễn từ Gia Long cho đến Bảo Đại. Ông cũng là một trong những sĩ tử ấn tượng nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam khi thi trải qua 21 lần đi thi và năm 82 tuổi mới đậu cử nhân.