Đời sống

Tướng lĩnh nhà Đinh thành vua nước Đại Cồ Việt, là bậc anh hùng có tài ‘đánh đâu thắng đó’

Lê Hoàn sinh năm 941. Có nhiều thảo luận về quê hương của ông, tuy nhiên kết luận cuối cùng chưa được đưa ra. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Hoàn người Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Sớm mồ côi cha mẹ, ông được người họ Lê ở làng Mía (nay thuộc xã Xuân Tân, Thọ Xuân) nhận làm con nuôi. Khi đó, người này đã nhận xét Lê Hoàn: “Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được”.

Đến tuổi trưởng thành, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt vương Đinh Liễn. Tính tình phóng khoáng lại có chí lớn, ông được Đinh Bộ Lĩnh khen là “người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản một nghìn quân sĩ”.

Vào năm 968, công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa Lư. Một vùng đất hẹp, xung quanh có nhiều đồi núi.

Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. Sau đó, ông phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Lê Hoàn... nắm giữ các chức vụ chủ chốt. 

Tuong-linh-nha-dinh-thanh-vua-nuoc-dai-co-viet-la-bac-anh-hung-co-tai-danh-dau-thang-do

Tiếp đến, Đinh Bộ Lĩnh cho xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước; đối với những kẻ phạm tội, thì dùng những hình phạt khắc nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ.

Đến cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Do vua mới còn nhỏ tuổi nên Lê Hoàn (Lê Đại Hành) được cử làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước nhưng bị một số tướng dấy binh chống lại quyết liệt. Thấy vậy, ông liền ra quân đánh bại toàn bộ những ai có ý đồ làm phản.

Nhân cơ hội đó, nhà Tống (ở Trung Quốc) lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.

Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua.

Tuong-linh-nha-dinh-thanh-vua-nuoc-dai-co-viet-la-bac-anh-hung-co-tai-danh-dau-thang-do

Đến đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta: Quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.

Sau khi xem xét tình hình, Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.

Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh khiến chúng buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường. 

Tuong-linh-nha-dinh-thanh-vua-nuoc-dai-co-viet-la-bac-anh-hung-co-tai-danh-dau-thang-do

Trước đó, Sử gia Ngô Sĩ Liên từng hết lời ngợi khen khi viết về Lê Hoàn: “Vua đánh đâu thắng đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy”.

 

5 danh tướng lẫy lừng lịch sử Việt Nam, được cả thế giới ghi nhận: Có 1 vị tướng chưa từng bại trận

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã ‘sản sinh’ ra nhiều vị tướng giỏi giang, nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới. Điển hình nhất là Quang Trung, một vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc, nhà cai trị tài ba, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.