Đời sống

Lý do Vua Càn Long quyết định thoái vị sau khi nghe xong 1 câu nói của thầy bói lúc đi vi hành

Ông trị vì đất nước trong 60 năm (từ năm 1736 - 1796), tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, lên ngôi năm 24 tuổi, thời gian tại vị kéo dài tới 60 năm. Ông được biết tới là chính trị gia, chiến lược gia kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại. 

Ly-do-vua-can-long-quyet-dinh-thoai-vi-sau-khi-nghe-xong-1-cau-noi-cua-thay-tuong-so-luc-di-vi-hanh

Bên cạnh những câu chuyện về quá trình trị vì của Vua Càn Long, nhiều người còn tò mò về lý do ông chủ động thoái vị cho con trai sau chuyến vi hành. Theo đó, trong một lần đi tản bộ ở Tô Châu, Càn Long chợt thấy ven đường có một thầy tướng số sở hữu khí chất của bậc tiên nhân nên ngẫu hứng muốn xem.

Ly-do-vua-can-long-quyet-dinh-thoai-vi-sau-khi-nghe-xong-1-cau-noi-cua-thay-tuong-so-luc-di-vi-hanh

Thông thường, để tiên đoán được chuẩn, các thầy tướng số đều cần biết rõ bát tự (tức giờ, ngày, tháng, năm sinh) của người đến xem. Thế nhưng vị đạo sĩ tiên đoán cho Càn Long lại không làm như vậy. 

Ly-do-vua-can-long-quyet-dinh-thoai-vi-sau-khi-nghe-xong-1-cau-noi-cua-thay-tuong-so-luc-di-vi-hanh

Khi nhà vua vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện và còn chưa kịp lên tiếng, thầy tướng số này đã lập tức nhìn ngay ra thân phận cao quý của ông. Thậm chí, vị đạo sĩ còn biết được Càn Long đang muốn tiên đoán về điều gì.

Nghe xong, Càn Long càng thêm cao hứng, thế nhưng vị thầy tướng số kia sau đó lại chỉ nói với ông đúng một câu duy nhất: “Cao cao tại thượng mệnh bất cửu hĩ, cấp lưu dũng thối hoán đắc tam tái”. (Đại ý là: Còn ở ngôi cao thì số mạng không dài, biết rút lui đúng lúc sẽ đổi lại thêm 3 năm tuổi thọ).

Ly-do-vua-can-long-quyet-dinh-thoai-vi-sau-khi-nghe-xong-1-cau-noi-cua-thay-tuong-so-luc-di-vi-hanh

Thực chất, ngụ ý trong lời tiên đoán của thầy tướng số hết sức rõ ràng: Nếu Càn Long còn tiếp tục trị vì thì số mệnh của ông chẳng mấy sẽ tận. Ngược lại, khi ông chấp nhận từ bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho con để lui về thì có thể sống thêm 3 năm.

Trước những lời tiên đoán của vị đạo sĩ, Càn Long ngoài mặt thì bình thản nhưng trong lòng lại không khỏi băn khoăn. Ông còn thầm khen vị thầy tướng số kia cũng có chút bản lãnh. Tuy nhiên, sau khi suy tính kĩ, Vua Càn Long lại sai thuộc hạ quay lại ám sát người này để diệt khẩu.

Điều đáng nói, khi sát thủ đến gánh hàng Vua Càn Long vừa xem lại không thấy vị thầy tướng nữa. Trên chiếc bàn đặt ở nơi ấy chỉ còn lại một tờ giấy nhỏ, bên trên có viết: “Cả thiên hạ này, lão phu chỉ xem quẻ cho một mình ngài”.

Nhận được tờ giấy trên tay, Càn Long Hoàng đế vô cùng kinh ngạc. Trở về cung sau chuyến nam tuần năm đó, ông đã làm ra đưa quyết định đến nay vẫn nhận được không ít sự quan tâm của hậu thế. 

Theo Sử cũ ghi lại, vào tháng 10/1795, Càn Long thông báo rằng vào mùa xuân năm sau (năm 1796), ông tự nguyện thoái vị và chuyển ngai vàng cho con trai mình. Quả nhiên, vào đầu năm 1796, hoàng đế Càn Long tuyên chiếu nhường lại ngôi vị cho hoàng tử Vĩnh Diễm. Sau đó, Vĩnh Diễm lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Khánh, còn ông thì trở thành Thái thượng hoàng. 

Sau khi thoái vị, ông đã ở ngôi Thái thượng hoàng được gần 3 năm cho tới lúc qua đời ở tuổi 88. Điều này hoàn toàn trùng khớp với lời tiên đoán: Nếu biết rút lui đúng lúc sẽ đổi thêm 3 năm tuổi thọ của vị thầy tướng năm xưa.

Hơn nữa, mặc dù đã chấp nhận thoái vị và trở thành Thái thượng hoàng, nhưng Càn Long trên thực tế vẫn tiếp tục nắm giữ quyền lực, còn ngôi vua của Gia Khánh chỉ mang tính chất biểu tượng trong suốt khoảng thời gian đó. Điều này càng khiến nhiều người cho rằng việc ông nhường ngôi trên hình thức thực chất chỉ để tránh đi mối họa sát thân mà thầy tướng số từng dự đoán trước đó.

 

5 danh tướng lẫy lừng lịch sử Việt Nam, được cả thế giới ghi nhận: Có 1 vị tướng chưa từng bại trận

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã ‘sản sinh’ ra nhiều vị tướng giỏi giang, nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới. Điển hình nhất là Quang Trung, một vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc, nhà cai trị tài ba, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.