Bật mí trường đại học đào tạo ra nhiều Tổng thống Mỹ nhất, điển hình có Cựu Tổng thống Barack Obama
Đại học Harvard, thành lập từ năm 1636, được biết đến là một viện nghiên cứu tư thục thuộc khối trường Ivy League tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Tên gọi Harvard được đặt theo John Harvard - một vị mục sư từng hiến tặng 50% của cải cho trường.
Theo đó, mục sư John Harvard từng được thừa hưởng khối tài sản lớn từ cha mẹ và anh trai. Ông kết hôn nhưng sau đó không có con cái. Lúc sắp qua đời, mục sư đã dặn người vợ hiến tặng 780 bảng Anh (chiếm 50% tài sản của ông) cùng 320 đầu sách cho một trường đại học xây dựng tại Cambridge. Sau này, cộng đồng quyết định vinh danh ông bằng cách đổi tên trường thành Đại học Harvard.
Để ghi nhận tấm lòng của mục sư John Harvard, trường còn tạc tượng về ông và đặt ngay trong khuôn viên Đại học Harvard. Trước mỗi kỳ thi, sinh viên thường rủ nhau đến chạm vào bàn chân của bức tượng để lấy may. Không chỉ tạc tượng, người dân Cambridge còn vinh danh ông bằng cách in chân dung lên tem hoặc khắc hình lên cửa sổ nhà nguyện.
Bên cạnh đó, bức tượng John Harvard còn gắn với cái tên “Bức tượng 3 điều dối trá”. Cụ thể, có 3 thông tin không đúng sự thật liên quan đến bức tượng John Harvard:
1. Người sáng lập
Nhiều người đã nhầm tưởng mục sư John Harvard là người sáng lập trường Đại học Harvard. Tuy nhiên, trên thực tế ông chỉ đóng vai trò mạnh thường quân giúp trường phát triển.
2. Thời gian thành lập trường
Trường thành lập từ năm 1636 nhưng thông tin ghi trên tượng mục sư lại là 1638.
3. Sự thật về bức tượng John Harvard
Theo đó, bức tượng đặt trong khuôn viên trường không phải chân dung thật của mục sư John Harvard.
Ngoài ra, Đại học Harvard còn gây tiếng vang mạnh khi “sản sinh” ra rất nhiều Tổng thống Mỹ. Tổng cộng đã có 8 ông chủ Nhà Trắng đã từng theo học Harvard, bắt đầu với John Adams, tiếp theo là John Quincy Adams, F. Roosevelts, John F. Kennedy, Barack Obama, George Bush và Rutherford Hayes. Các phó Tổng thống Al Gore và Elbridge Gerry cũng từng học tại Đại học Harvard.
Quốc gia có đường biên giới đất liền dài nhất: Nga xếp hạng thứ 2 dù có diện tích lớn nhất thế giới
Mặc dù sở hữu hơn 20.000 km đường biên giới, nhưng Nga vẫn chỉ xếp thứ hạng 2. Một con số khá sát sao với quốc gia có biên giới đất liền dài nhất thế giới.