Đời sống

Thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, đóng cửa trường học 2 ngày/tuần để bảo vệ sức khỏe trẻ em

Vào ngày 14/3, hãng tin Reuter đã đề cập đến cuộc khảo sát toàn cầu thường niên của IQAir. Theo đó, thành phố Lahore, Pakistan trở thành nơi có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới vào năm 2022, với 97,4 microgam PM2.5/m3, cao gấp gần 20 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thanh-pho-o-nhiem-khong-khi-nhat-the-gioi-dong-cua-truong-hop-2-ngay-tuan-de-bao-ve-suc-khoe-tre-em

Tình trạng trên buộc nhà chức trách phải quyết định đóng cửa trường học 2 ngày/tuần để bảo vệ sức khỏe trẻ em. Không chỉ thế, Tòa án cấp cao Lahore mới đây còn đưa ra phán quyết các trường học nên đóng cửa thêm vào các ngày thứ Sáu và thứ Bảy, ngoài ngày nghỉ cuối tuần.

Thanh-pho-o-nhiem-khong-khi-nhat-the-gioi-dong-cua-truong-hop-2-ngay-tuan-de-bao-ve-suc-khoe-tre-em

Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng đã quá tải với một lượng lớn bệnh nhân gặp vấn đề về thở và mắt cũng như kích ứng họng, hậu quả của tầng khói mù màu xám bao phủ thành phố.        

Thanh-pho-o-nhiem-khong-khi-nhat-the-gioi-dong-cua-truong-hop-2-ngay-tuan-de-bao-ve-suc-khoe-tre-em

Tính đến hiện tại, Pakistan, quốc gia có 2 thành phố nằm trong số 5 địa điểm có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất, đứng thứ 3 với nồng độ phân tử bụi mịn trung bình là 70,9 microgram.

Theo báo cáo của IQAir, người dân sinh sống tại Ấn Độ và Pakistan phải chịu đựng mức ô nhiễm không khí cao nhất trong khu vực Trung Á và Nam Á, nơi có 60% dân số nằm trong khu vực có nồng độ phân tử bụi mịn cao gấp 7 lần so với tiêu chuẩn của WHO.

Trên thế giới, cứ 10 người thì có một người sống tại những khu vực mà mức độ ô nhiễm không khí có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

 

Danh sách 5 quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới: Bất ngờ về vị trí số 1, Trung Quốc vẫn xếp sau Mỹ

Dưới đây là 5 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên thế giới, trở thành mối quan tâm của cả nhân loại.