Quả vải thiều từng được bán 1,8 tỷ: Thuộc loại vải đắt nhất thế giới, được canh gác nghiêm ngặt
Vải có màu đỏ và giữa thân có một đường màu xanh lá cây. Khi ăn có vị ngọt thanh, mọng nước, thịt quả giòn và hạt rất bé. Đây được xem là một trong những loại vải thiều đắt nhất thế giới và được ví von như ‘bảo vật’ của nơi này.
Hiện tại, Trung Quốc đang là quốc gia có diện tích trồng vải và đạt sản lượng vải lớn nhất thế giới. Riêng năm 2023, diện tích trồng vải ở nơi đây chiếm hơn 60%, còn sản lượng vải chiếm tới 80% sản lượng trên toàn cầu.
Bên cạnh những loại vải được trồng để bán giá thông thường, ở Trung Quốc còn có một giống vải cực kỳ đắt đỏ, có tên là vải “gia lục”. Loại vải này chủ yếu được trồng tại khu vực Tăng Thành, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.
Về hình thức, vải gia lục có màu đỏ và giữa thân có một đường màu xanh lá cây. Khi ăn có vị ngọt thanh, mọng nước, thịt quả giòn và hạt rất bé. Cũng chình vì thế mà vải gia lục lọt top những loại vải thiều đắt nhất thế giới và được ví von như “bảo vật” của Tăng Thành.
Dựa vào thông tin được đăng tải trên Sohu, hiện khu vực Tăng Thành có khoảng 10 vườn vải gia lục, trong đó có hàng nghìn cây với chất lượng vô cùng tốt. Nhờ vậy, vào năm 2022, loại vải này từng được bán với mức giá không tưởng: 550.000 NDT/quả (hơn 1,8 tỷ đồng).
Lý do quả vải trên bán được giá cao như vậy là do được hái từ cây mẹ. Hơn nữa, do ở Tăng Thành chỉ còn một cây mẹ và cho ra số lượng quả rất ít nên thường sẽ chỉ được đấu giá.
Còn thông thường, những cây con được cấy ghép, giá vải gia lục sẽ rẻ hơn, giao động khoảng 1.049 NDT/kg (khoảng 3,5 triệu đồng/kg). Đối với những giống thuộc thế hệ 3, thế hệ 4 về sau sẽ có giá khoảng 200-300 NDT/kg (600.000 đồng-1 triệu đồng/kg).
Suốt nhiều năm qua, những cây vải thiều gia lục ở Tăng Thành được trông nom bởi đội ngũ nhân viên lành nghề, có người phụ trách canh gác ban đêm để tránh có người trộm hoặc phá hoại.
Về lý do vải thiều gia lục thu về giá trị cao như vậy là vì có giống vô cùng quý hiếm. Vào thời nhà Thanh, loại quả này sẽ được chọn làm cống phẩm dâng lên Hoàng đế thưởng thức.
Ngoài giống vải quý trên, ở Trung Quốc còn gây chú ý khi có không ít cây vải tuổi đời lâu năm, trở thành địa điểm tham quan của người dân khắp các nơi trên thế giới. Trong đó, phải kể đến cây vải cổ thụ thuộc tỉnh Phúc Kiến, được trồng từ năm 1076 ở thời Bắc Tống. Đến nay, cây đã gần 1.000 năm tuổi nhưng vẫn xanh tốt ra trái đều đặn, ước tính thu hoạch hơn một tấn quả khi vào mùa.