Tin tối 18/6: Điều cấm kỵ có 102 ở nước Nga, Danh tính tỷ phú gốc Huế thuộc top giàu nhất Việt Nam
Cao Bằng: Giả mạo công an để chiếm đoạt tài sản, gặp ngay công an thật đang trong ca trực
Vào sáng ngày 17/6, trong thời gian trực ban, anh anh V.Q. (cán bộ thuộc Công an tỉnh Cao Bằng) nhận được cuộc gọi từ số máy lạ (0917.463.494), tự xưng là cán bộ phòng tiếp nhận, xử lý hồ sơ thuộc Công an TP Hà Nội.
Đầu dây bên kia thông báo với anh V.Q. rằng, số CMND của anh đã và đang được sử dụng để đăng ký số điện thoại 0937.052.342 vào ngày 9/3, tại Mobifone TP Hà Nội.
Đáng nói, theo thông tin từ người gọi đến, số điện thoại trên đã thực hiện nhiều cuộc gọi chào bán thiết bị vật tư y tế, sau đó yêu cầu nhiều người chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản.
Sau đó, người này nói sẽ chuyển cuộc gọi đến Công an TP Hà Nội, cho anh Q. nói chuyện với cán bộ thụ lý vụ việc. Trong tích tắc, một người đàn ông tự xưng là cán bộ thuộc Công an Hà Nội yêu cầu anh V.Q. đến Công an TP Hà Nội để báo án, và nếu anh Q. không đến được sẽ thực hiện cuộc gọi video để xác minh.
Tiếp đến, đầu dây bên kia yêu cầu anh Q. kết bạn Zalo và gọi video với cán bộ có tên Lê Hải Sơn. Khi gọi video Zalo, thấy anh V.Q. mặc quân phục công an, đối tượng Lê Hải Sơn giật mình và thốt lên đang định lừa đảo tí thì gặp ngay công an.
Những điều cấm kỵ có 102 ở nước Nga: 1 loại đồ lót bị xóa sổ, có việc người Việt làm thường xuyên
Nga được cho 1 trong những đất nước thú vị, kỳ lạ và có phần bí ẩn nhất thế giới. Đáng nói, quốc gia này còn có những điều cấm kỵ mà khiến ai nấy phải thốt lên ‘không thể tin được’, thậm chí còn phải đặt câu hỏi là có phải sự thật hay không.
Cấm tuyên truyền đồng tính
Trong khi thế giới, trong đó có những nước Á Đông như Việt Nam đã vô cùng cởi mở với cộng đồng LGBT thì nước Nga lại cấm tuyên truyền đồng tính. Theo đó, "Tuyên truyền quan hệ giới tính phi truyền thống cho thanh thiếu niên" được xem là hành động phi pháp ở đất nước Bạch Dương. Điều này tương đương với việc những ai có hành động đòi quyền lợi cho cộng đồng người đồng tính hoặc cho rằng việc đồng tính bình đẳng với quan hệ tình cảm dị tính thì đều có nguy cơ xử lý hình sự.
Cấm chế ảnh từ người thật (meme)
Nếu như việc chế ảnh vô cùng phổ biến và được yêu thích ở Việt Nam và nhiều nước khác thì người dân ở nước Nga lại không được làm điều này thậm chí đây còn được cho là 1 hành động bất hợp pháp. Cụ thể, trào lưu này từng xuất hiện ở Nga khi bức ảnh Tổng thống Nga Putin kèm theo câu hỏi "Where is Putin?" ("Ông Putin đang ở đâu?") trởt của nên nổi tiếng. Vì thế nên ở Nga cấm việc sử dụng hình ảnh giả mạo của những có ảnh hưởng, tránh dựng lên những câu chuyện không liên quan đến sự thật.
Chửi thề trong phim
Trong khi những tiếng chửi thề xuất hiện như cơm bữa ở các bộ phim trên toàn thế giới thì ở Nga đây là 1 điều bị cấm.
Theo đó, nước Nga đã ban lệnh cấm các từ ngữ chửi thề xuất hiện trong các loại hình nghệ thuật, chương trình xuất hiện trên truyền thông đại chúng. Nếu vi phạm có thể bị phạt 2.500 rúp (40 USD) với cá nhân và 50.000 rúp (700 USD) với các tổ chức.
Cấm đồ lót ren
Theo đó, Nga, Belarus và Kazakhstan vào năm 2013 đã thành lập liên minh hải quan. Trong đó có đạo luật bắt buộc các loại quần áo tiếp xúc với cơ thể phải có ít nhất 6% cotton để đảm bảo an toàn. Đáng nói, các loại đồ lót đắt tiền kiểu họa tiết ren đều có ít hơn 4% cotton nên đồng nghĩa với việc loại đồ lót này bị cho là bất hợp pháp ở Nga.
Danh tính tỷ phú gốc Huế thuộc top giàu nhất Việt Nam: Khởi nghiệp giống hệt ông Phạm Nhật Vượng
Trong danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán hiện tại, ông Hồ Hùng Anh đang có khối tài sản lên tới 1,5 tỷ USD, xếp thứ 4 trong những người giàu nhất Việt Nam. Ông cũng chính là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Chủ tịch HĐQT Techcombank sinh ngày 08/06/1970, có nguyên quán tại tại Thừa Thiên Huế. Ông đỗ khóa 22 đào tạo Kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự vào năm 1987 và đạt thành quả xuất sắc, được Bộ Quốc phòng lựa chọn đi du học ngành kỹ thuật quân sự tại Liên Xô. Ông cũng chuyển sang học ngành kỹ sư điện tử tại trường đại học Bách Khoa Kiev, Ukraine sau khi Liên Xô tan rã.
Quá trình khởi nghiệp của ông bắt đầu khi ông đi du học tại Liên Bang Nga. Lúc này, ông bắt đầu kinh doanh với hai loại sản phẩm mì gói và tương ớt. Việc khởi nghiệp bằng 2 mặt hàng còn khá mới lạ tại thị trường Liên Bang Nga đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nhân Hồ Hùng Anh.
Ông đã trở thành Giám đốc của Công ty SANMEX tại Liên Bang Nga trong khoảng thời gian từ 1994 – 1997. Sau đó, ông Hùng Anh đảm nhận chức tổng giám đốc Công ty MASAN RUS TRADING cũng tại Nga trong tháng 3/1997 đến tháng 6/2004.
Sau khi đạt được những thành công ở Đông Âu, ông quyết định về Việt Nam để hỗ trợ người bạn dẫn dắt tập đoàn Masan và nắm giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Masan.
Hé lộ 2 ngày đại cấm kị ở Triều Tiên, rùng mình hình phạt dành cho kẻ dám xem phim Hàn Quốc
Năm 1962, một lính Mỹ đã đến biên giới Triều Tiên và bị họ bắt được. Cuối cùng, người này phải sống ở Triều Tiên trong suốt quãng đời còn lại, không thể về nước.
Ở Triều Tiên, tư tưởng chủ thể (Juche) là tư tưởng chính thống của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đây là sản phẩm trí tuệ của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Tư tưởng này cho rằng con người là chủ thể trung tâm và quyết định tất cả mọi thứ trên đời. Người Triều Tiên vì thế cho rằng mình chính là chủ thể của cuộc cách mạng Triều Tiên.
Công dân Triều Tiên được chia làm 51 tầng lớp khác nhau. Hệ thống phân loại này là công cụ phân biệt đối xử về mặt xã hội, chính trị với từng công dân. Báo cáo dài 131 trang cảu Ủy ban nhân quyền Triều Tiên cho biết, người nước này được phân loại theo các tiêu chí như trung thành, dao động, thù địch ngay từ khi sinh ra. Tất cả dựa trên cảm nhận về lòng trung thành của họ với chính quyền. Trong 51 tầng lớp, nông dân nghèo và những gia đình yêu nước là thành phần trung thành, còn thù địch là những người ủng hộ Mỹ, công chức và người theo đạo Hồi.
Tại Triều Tiên, sử dụng cần sa là việc làm hoàn toàn hợp pháp. Thế nhưng, nếu phát tán tranh ảnh “người lớn”, sở hữu kinh thánh, xem phim của Hàn Quốc thì lại là tội nặng, có thể bị tử hình.
Những quốc gia an toàn nhất thế giới: Châu Á chỉ có 3 nước, vị trí dẫn đầu gây bất ngờ
Hàng năm, một cơ quan ở Australia lại đưa ra bảng xếp hạng các quốc gia an toàn nhất và nguy hiểm nhất thế giới, trong tổng số 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để có được kết quả, cần xét trên một số tiêu chí như tỉ lệ tội phạm, giết người, tấn công khủng bố, xuất và nhập khẩu vũ khí, tỉ lệ người bị bắt giam, tham nhũng và sự ổn định của chính phủ.
Theo đó, bảng xếp hạng top 20 quốc gia an toàn nhất thế giới năm 2023 như sau:
1. Iceland
2. New Zealand
3. Áo
4. Bồ Đào Nha
5. Đan Mạch
6. Canada
7. CH Czech
8. Singapore
9. Nhật Bản
10. Ireland
11. Slovenia
12. Thụy Sĩ
13. Australia
14. Thụy Điển
15. Phần Lan
16. Na Uy
17. Đức
18. Hungary
19. Bhutan
20. Mauritius
Như vậy, trong top 20 này có 3 đất nước đến từ châu Á là Singapore, Nhật Bản và Australia. Dẫn đầu là Iceland, một quốc gia nằm ở châu Á, giáp với vòng cực bắc. Tại Iceland, tỉ lệ phạm tội cực kỳ thấp, chỉ 1,8 vụ giết người/100 nghìn người/năm. Nước này không có lực lượng quân đội, nguy cơ chiến tranh gần như bằng con số 0. Cảnh sát của họ thậm chí còn không được trang bị vũ khí. Sau 11 năm BXH này xuất hiện, Iceland vẫn luôn giữ vững vị trí dẫn đầu.
Thanh Hóa: Người đàn ông dùng dao chém thương vong 2 mẹ con đến mua bò, bé trai mới tròn 16 tuổi
Trong lúc đang cãi vả, bất ngờ Lê Hữu Thuận (ngụ thôn 1 Tuyên Hóa, xã Đông Khê) đã lấy dao xông chém 7 nhát vào người chị H. khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tiếp đó, Thuận chém H. 2 nhát vào người khiến bé trai 16 tuổi gục tại chỗ.