Nữ sinh lớp 8 nhập viện tâm thần, bị trầm cảm nặng, luôn muốn tự tử sau 1 năm bị bạo lực học đường
Vào ngày 22/5, tại buổi Truyền thông về tình trạng bắt nạt học đường, bác sĩ Đỗ Thùy Dung - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã chia sẻ câu chuyện 1 nữ sinh lớp 8 phải nhập viện sau thời gian dài bị bạo lực học đường.
Cụ thể, nữ sinh P.T.D (14 tuổi, học lớp 8, trú tại Bắc Ninh) được gia đình đưa đi khám tại Viện Sức khỏe tâm thần do có một số biểu hiện bất thường như lầm lì, ăn ít, ngủ ít và liên tục có hành vi tự hủy hoại bản thân.
Theo chia sẻ từ gia đình, khoảng một năm nay, D. có biểu hiện căng thẳng với một nhóm bạn nữ trong lớp. Các bạn hay mỉa mai chê bai về ngoại hình, nói xấu, và chê D. là “kiêu chảnh, khinh người, cố tình nhìn đểu”.
Chưa dừng lại ở đó, nhóm bạn nữ này còn thường xuyên đe doạ, xúc phạm, có lúc cầm vở tát vào mặt D. ở trong lớp học vào giờ ra chơi. Một số lần sau khi hết giờ học, nhóm nữ sinh có chặn bên ngoài trường để gây căng thẳng thậm chí đánh D. không ngừng.
Do bị các bạn dọa sẽ đánh nhiều hơn nên D. quyết định giữ im lặng toàn bộ câu chuyện. Nữ sinh chỉ chia sẻ việc gặp một vài vấn đề với bạn trên lớp chứ không kể rõ việc bị bạo hành. Tại thời điểm đó, những tưởng D. chỉ đang cãi nhau đơn thuần với các bạn nên mẹ để con gái tự giải quyết.
Sau một năm bị bắt nạt, D. dần trở nên khép mình hơn, luôn lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, dễ cáu gắt nổi nóng với người thân và học tập bị giảm sút trầm trọng. Không chỉ thế, D. cũng nghỉ học nhiều hơn, ăn uống và sinh hoạt không còn điều độ như trước.
Bên cạnh đó, mỗi khi đi học hoặc phải ra khỏi nhà D. thường đeo khẩu trang kín, mặc áo dài màu đen, đội mũ kín. Thậm chí, nữ sinh còn tự ý nghỉ hẳn học ở nhà, chỉ ở trong phòng khóc lóc, có suy nghĩ tiêu cực bi quan, không muốn sống, có ý nghĩ tự sát để giải thoát, rạch tay.
Mặc dù gia đình đã cố gắng hỏi han nhưng D. không chia sẻ hoặc trả lời gắt gỏng, nhát gừng. Gia đình lo lắng nên đưa con đi khám và được nhập viện theo dõi. Bác sĩ Đỗ Thùy Dung, Phòng Sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bé D. vào viện trong giai đoạn trầm cảm nặng không có loạn thần nhưng có ý tưởng tự sát và hành vi tự hủy hoại bản thân.
Được biết, D. đã điều trị nội trú 21 ngày tại viện. Những ngày đầu nằm viện, bệnh nhân ít tương tác, chia sẻ với người thân và nhân viên y tế. Khoảng 10 ngày sau, em cởi mở hơn, chia sẻ các vấn đề của bản thân, tích cực giao tiếp, hoạt động, tương tác với bệnh nhân khác.
Hơn nữa, khí sắc D. cũng khá hơn, giảm ý tưởng tự sát, kiểm soát và giảm hành vi tự hủy hoại, ăn uống tốt hơn và giấc ngủ cải thiện. Hiện tại, D đã được xuất viện về nhà, tái khám tại phòng khám ngoại trú bệnh viện sau 2 tuần.
Nữ sinh 14 tuổi ngưng tim đột ngột sau 81 giờ sử dụng điện thoại trong lúc chăm bà ở bệnh viện
Sau thời gian dùng điện thoại liên tiếp, nữ sinh 14 tuổi đã gần như đã ngừng thở, không thấy động mạch chủ.