Choáng với dung mạo xấu 'ma chê quỷ hờn' của Võ Tắc Thiên, không hề mĩ miều như tạo hình trên phim
Võ Tắc Thiên (624 – 705), hay còn được gọi là Võ Mị Nương, được biết đến là vị hoàng đế đầu tiên và duy nhất của nhà Võ Chu, một gia đình quý tộc có danh tiếng ở đất Sơn Tây (Trung Quốc). Võ Mị Nương không giống những nữ nhi thời bấy giờ là thích may vá hay thêu thùa, mà bà lại hứng thú với việc đọc sách nên nhờ việc nắm giữ nhiều kiến thức sâu rộng, uyên thâm mà bà trở nên vô cùng uyên bác và sớm nổi danh là bậc tài nữ.
Năm 637, Võ Mị Nương được Đường Thái Tông triệu vào cung, phong làm Tài nhân và được vua Lý Thế Dân đặt cho danh xưng là Võ Mị Nương với ý nghĩa là người con gái sở hữu nhac sắc mĩ miều, duyên dáng. Sau 12 năm cận kề Võ Mị Nương thì Lý Thế Dân đã qua đời, bàl ại tiếp tục làm hoàng hậu cho vua Cao Tông Lý Trị và gần như được độc sủng.
Từ đó cho thấy, chắc hẳn Võ thị phải là mỹ nhân xuất chúng, nhan sắc hơn người thì mới hết lần này tới lần khác được các nhà vua để ý và sủng ái đến vậy. Thế nhưng qua nhiều tư liệu thực tế, nhan sắc thật sự của Võ Tắc Thiên lại làm không ít người phải ngạc nhiên vì quá khác với tạo hình trên phim.
Theo một số tài liệu đã ghi chép trong lịch sử Trung Quốc thì diện mạo Võ Tắc Thiên có phần khác xa với cái đẹp thời bây giờ nên khiến nhiều người phải thất vọng:
Thứ nhất, trong "Tắc Thiên đại thánh Hoàng hậu ai sách văn" đã viết về nhan sắc của Võ Tắc Thiên là "Kỳ tương nguyệt yển". Và dịch ra tiếng Việt ý muốn nói tướng mạo của bà rất có khí khái của bậc trượng phu chứ không phải sự mềm mỏng, thướt tha của một người phụ nữ.
Thứ hai, trong "Cựu Đường Thư" từng ghi chép lại việc đại sư Viên Thiên Cang xem tướng cho Võ Tắc Thiên và nói rằng bà có tướng tá "Long tinh phượng cảnh" (mắt rồng cổ phượng), ý nói rằng tướng tá của bà thuộc bậc đế vương.
Thứ ba, trong "Tân Đường Thư" ở phần "Chư Đế Công chúa truyện" từng miêu tả về diện mạo của Thái Bình công chúa - người con gái được Võ Tắc Thiên nhận định là mang khí chất và dung mạo giống bà nhất. Theo đó, vị công chúa này sở hữu gương mặt "phương ngạc nghiễm di", nghĩa là gương mặt vuông và to.
Bên cạnh đó, theo tờ báo Sohu (Trung Quốc) từng đăng, dựa vào những ghi chép trên thì có thể hình dung ra nhan sắc của Võ Tắc Thiên rất khác so với tạo hình trên phim hay tranh vẽ từ đó giờ. Theo đó, Võ thị có gương mặt vuông như nam nhân chứ không được thanh thoát, mềm mại.
Tuy nhiên, tờ báo Sohu lại cho rằng, dung mạo của Võ Tắc Thiên đặt trong quan niệm thẩm mỹ của Đường triều thì lại được cho là phù hợp nên bà mới trụ vững trong hậu cung của hai đời vua Đường lâu như thế. Hơn nữa, bên cạnh diện mạo đạt chuẩn thẩm mỹ lúc bấy giờ mà Võ Tắc Thiên còn sở hữu khí chất hiếm có của bậc đế vương, cùng với đó là trí tuệ hơn người và bản lĩnh chính trị vô cùng vững vàng.
*Dựa theo quan điểm của QQ News và Sohu
Hé lộ danh tính nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, không phải là Võ Tắc Thiên
(Techz.vn) Nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc không phải là Võ Tắc Thiên mà thuộc về một nữ nhi thời Tần với thời gian cai trị đất nước suốt 40 năm.