Nguyên nhân chính khiến công chúa thời Đường dù xinh như tiên, địa vị cao quý nhưng khó gả chồng
Dưới đây là 4 nguyên nhân chính khiến các nàng công chúa thời Đường (Trung Quốc) dù xinh đẹp như tiên, địa vị cao quý nhưng cực kỳ khó gả chồng.
Theo các sử gia, có 4 nguyên nhân chính khiến các công chúa thời nhà Đường dù xinh đẹp như tiên vẫn thường ế, cực kỳ khó gả đi.
1. Mắc bệnh “công chúa’”
Nhìn chung, các công chúa thời Đường thường sống không có khuôn phép do ỷ lại mình thân phận lá ngọc cành vàng. Thậm chí, nhiều công chúa còn rất hung hãn, ương ngạnh, khinh thường người khác.
Vào thời Đường Tuyên Tông, công chúa Vạn Thọ kết hôn với Lang Trịnh Hạo. Năm 848, em trai của Trịnh Hạo ốm nặng khiến cả gia đình vô cùng lo lắng. Trong lúc đó, công chúa Vạn Thọ vẫn cười cười nói nói, mở tiệc xem diễn tuồng linh đình.
Chứng kiến cảnh tượng trên, Đường Tuyên Tông vô cùng phẫn nộ: “Ta còn trách các bậc sĩ phu không muốn kết thông gia với hoàng tộc, hóa ra tất cả đều có lý do!”.
2. Thiếu chung thủy
Theo ghi chép lịch sử, các công chúa thời Đường thường có suy nghĩ phóng khoáng trông tình yêu. Trong đó, phải kể đến việc công chúa Cao Dương, con gái của Đường Thái Tông không ngần ngại công khai ân ái với nhiều người đàn ông, có cả đạo sĩ và tăng nhân.
Bên cạnh đó, còn có công chúa Thái Bình, con gái Võ Tắc Thiên, ngang nhiên nuôi nam sủng (trai bao). Điều này khiến đa số các gia đình quan lại đều cố tránh xa các công chúa, không muốn kết thông gia.
3. Gặp nguy hiểm nếu kết hôn với hoàng tộc
Vào thời Tùy, Đường, các nhân sĩ thành danh từ con đường thi cử đều hy vọng kết hôn với con gái các danh gia vọng tộc như Thôi gia, Lô gia, Lý gia... để có địa vị xã hội nhất định.
Tuy nhiên, việc kết hôn với người hoàng tộc cũng khiến họ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào do chạm đến quyền lợi của hoàng gia. Thêm vào đó, cuối thời Đường, hoàng quyền suy yếu, các nho sĩ cũng cực kỳ lãnh đạm với hôn nhân chính trị.
4. Cục diện đời Đường về sau hỗn loạn
Vào giai đoạn đầu của vương triều, tình hình chính trị ổn định, thế lực triều đình vững chắc, hoàng quyền là tối cao. Hơn nữa, số lượng công chúa không nhiều, địa vị cao quý, dù tính cách khó chịu đến đâu thì vẫn có thể thoải mái lựa chọn phò mã đúng tuổi kết hôn.
Về sau, thời kỳ Đường Hiến Tông, hoàng quyền không còn mấy giá trị, hoạn quan nắm giữ triều đình. Từ đó, dẫn đến chính biến cung đình nhiều lần, thời gian trị vì của các hoàng đế tương đối ngắn. Tự thân hoàng đế còn khó bảo đảm an toàn, đâu còn thời gian quản việc chung.